Theo nghiên cứu hàng năm của Deutsche Bank – Ngân hàng lớn nhất nước Đức, tình trạng các công ty vỡ nợ sẽ trở nên phổ biến hơn so với 20 năm qua. Ngân hàng này dự đoán tỷ lệ vỡ nợ sẽ đạt mức cao nhất vào quý 4 năm 2024. Trong đó, ở Mỹ, tỷ lệ vỡ nợ cao nhất sẽ đạt 9% đối với khoản nợ lãi suất cao và 11,3% đối với các khoản vay. Còn tại châu Âu, tỷ lệ vỡ nợ sẽ ở mức 4,4% đối với trái phiếu có lãi suất cao và 7,3% đối với các khoản vay.
Nghiên cứu cho biết tỷ lệ vỡ nợ đối với khoản vay của Mỹ gần như cao nhất mọi thời đại. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, tỷ lệ này đạt mức kỷ lục 12% và trong thời kỳ bong bóng Dot-com cuối những năm 1990, con số này đạt 7,7%.
“Các chỉ số chu kỳ của chúng tôi báo hiệu làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra”, các nhà kinh tế của Deutsche Bank viết. “Chính sách thắt chặt nhất của Cục Dữ trữ Liên bang (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong 15 năm qua đang xung đột với đòn bẩy tài chính cao được xây dựng dựa trên tỷ suất lợi nhuận kéo dài. Và về mặt chiến thuật, thước đo chu kỳ tín dụng tại Mỹ đang đưa ra tín hiệu cảnh báo không phải đại dịch cao nhất cho các nhà đầu tư, kể từ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu”.
Các nhà chiến lược nhấn mạnh cường độ và độ dài của chu kỳ này có thể gây bất ngờ. Họ nói rằng các dự báo chỉ ra rằng chu kỳ bùng nổ và suy thoái quay trở lại, chứ không phải là một cú sốc kiểu khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Deutsche Bank cũng cảnh báo rằng các đợt tăng lãi suất mạnh của các ngân hàng trung ương - bao gồm Fed và ECB, khi các cơ quan này tiếp tục đối phó với lạm phát phi mã - đã làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong đó, Đức - nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu - đã bước vào suy thoái.
“Chúng tôi nghi ngờ cuộc suy thoái tiếp theo sẽ là lần đầu tiên kể từ khi bong bóng công nghệ Mỹ gây ra nhiều tổn thất cho thị trường tín dụng hơn là nền kinh tế thực. Đòn bẩy doanh nghiệp đang được nâng cao. Và thị trường tín dụng toàn cầu sẽ thu được nhiều doanh thu từ sản xuất và bán hàng hóa vật chất hơn là từ nền kinh tế thực nói chung”, các chuyên gia cảnh báo.
Theo nghiên cứu, rủi ro vỡ nợ của các công ty châu Âu dường như thấp hơn Mỹ vì họ có tỷ lệ trái phiếu chất lượng cao hơn. Phía châu Âu cũng hỗ trợ tài khóa nhiều hơn và mức nợ của những lĩnh vực tăng trưởng cao, như công nghệ, cũng thấp hơn.
Deutsche Bank cho biết trên thị trường trái phiếu lợi suất cao của châu Âu, bất động sản là lĩnh vực đối mặt với áp lực lớn nhất và chiếm hơn 50% các khoản nợ xấu có lợi suất cao.
Ngân hàng này lưu ý động thái bơm thêm vốn, châu Âu tung thêm gói kích thích tài khóa và các đợt hạ lãi suất trong tương lai có thể giảm thiểu rủi ro và tránh kịch bản tồi tệ nhất.
Dù vậy, Deutsche Bank cho rằng các động thái trên cũng không thể ngăn tỷ lệ vỡ nợ tăng lên.