Lãnh đạo quận, huyện phải trực tiếp đi lấy lại vỉa hè

(Ngày Nay) - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu lãnh đạo quận, huyện phải trực tiếp xuống hiện trường lập lại trật tự lòng lề đường, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ.
Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND TP.HCM trực tiếp xuống hiện trường xử phạt các hành vi lấn chiếm vỉa hè.
Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND TP.HCM trực tiếp xuống hiện trường xử phạt các hành vi lấn chiếm vỉa hè.

Tại hội nghị Tổng kết công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2016 và phát động thực hiện năm ATGT 2017 trên địa bàn TP.HCM chiều 17/2, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu lãnh đạo 24 quận, huyện phải quyết liệt trong công tác lập lại trật tự lòng lề đường, vỉa hè.

Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường hiện nay tràn lan ở các tuyến đường nhưng các quận, huyện chưa quyết liệt dẹp bỏ. 

"Khi tôi duyệt kế hoạch năm 2017 của quận 1, tôi nói với lãnh đạo quận năm nay làm cho tốt chuyện thông thoáng vỉa hè thì tôi rất cám ơn vì các anh là quận trung tâm. Ngay sau đó tôi thấy quận 1 rất quyết liệt và làm rất tốt vấn đề này", ông Phong nói.

Theo ông Phong, người đứng đầu quận, huyện phải trực tiếp xuống hiện trường quyết liệt làm mới hiệu quả chứ cứ chỉ thị, phương hướng 3 tháng sau tổng kết chung chung thì không dẹp được. Phải quyết liệt "trả lại" vỉa hè cho người đi bộ vì người dân rất bức xúc. 

Cũng tại hội nghị, ông Phong nhìn nhận TNGT và ùn tắc giao thông trên địa bàn TP ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Hạ tầng giao thông TP chưa đáp ứng kịp sự phát triển dân cư. Các sở, ban ngành, lãnh đạo các quận, huyện phải quyết tâm thực hiện các giải pháp để giảm vấn nạn này.

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban thường trực Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) TP.HCM cho hay, năm 2016 (từ ngày 16/12/2015 đến 15/12/2016), thành phố xảy ra gần 4.000 vụ TNGT, làm chết hơn 800 người, bị thương hơn 3.200 người, so với cùng kỳ năm 2015 tăng 208 vụ, 103 người chết.

TP.HCM hiện có 8 triệu phương tiện (xe máy và ôtô), thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm trên nhiều tuyến đường hướng tâm của thành phố.

"Các tuyến đường đã trở nên quá tải, mật độ phương tiện đông và ngày càng gia tăng, vận tốc lưu thông ngày càng giảm và di chuyển khó khăn; do đó, chỉ cần có sự cố nhỏ xảy ra trên đường, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giao thông", ông Tường nói. 

Lãnh đạo quận, huyện phải trực tiếp đi lấy lại vỉa hè ảnh 1Tình hình kẹt xe ở TP.HCM ngày càng nghiêm trọng. 

Thu phí xe ra vào trung tâm

Để giảm tình trạng ùn tắc giao thông, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, cho biết đơn vị đang khởi động nghiên cứu lại đề án thu phí xe cá nhân vào trung tâm thành phố.

“Đề án đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay do một doanh nghiệp đề xuất ý tưởng và công nghệ thực hiện. Sở GTVT đang xem xét việc thu phí theo thời gian cố định lượng xe ra vào khu vực trung tâm”, ông Lâm nói.

Theo Zing
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.