Lào Cai khai thác thế mạnh du lịch tâm linh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với chuỗi các điểm du lịch tâm linh như đền Bảo Hà, đền Thượng, đền Mẫu..., tỉnh biên giới Lào Cai đang là điểm đến của đông đảo du khách trong dịp đầu Xuân năm mới.
Lào Cai khai thác thế mạnh du lịch tâm linh

Bên cạnh đó, các địa phương cũng lồng ghép tổ chức nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, tạo nét độc đáo thu hút du khách tham quan, chiêm bái tại các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống địa phương.

Đền Bảo Hà - ngôi đền được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia, là điểm đến tâm linh luôn được nhiều người dân, đông đảo du khách lựa chọn mỗi dịp đầu Xuân mới. Những ngày qua, lượng khách đến chiêm bái đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên) tăng đột biến, trung bình mỗi ngày có gần 20.000 lượt người về đây.

Anh Phạm Nhật Phương, đến từ Hà Nội chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi đến đền Bảo Hà du Xuân, mong sức khỏe đến cho gia đình, bản thân, anh em, bạn bè, đồng nghiệp. Công danh sự nghiệp trong năm 2024 có được may mắn và thuận lợi hơn. Tôi hy vọng sẽ trở lại đây thêm nhiều lần nữa".

Ông Lê Cường Mạnh, Phó Trưởng ban Quản lý di tích đền Bảo Hà cho biết: Từ đầu năm Ban Quản lý di tích đã xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn cho du khách đến dâng hương, chiêm bái; chỉ đạo các tổ, bộ phận trang bị kịp thời các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Trong thời gian diễn ra lễ hội, Ban Quản lý thường xuyên phát loa nhắc nhở du khách chú ý bảo vệ tài sản cá nhân, chấp hành các quy định của đền khi dâng hương. Lực lượng bảo vệ hướng dẫn du khách đi theo nơi chiêm bái, để tránh ùn tắc trong đền.

Vào những ngày đầu năm mới, lượng du khách đến dâng hương, chiêm bái, vãn cảnh tại đền Thượng, thành phố Lào Cai rất đông. Đặc biệt, trong dịp từ ngày 13 - 15 tháng Giêng, thành phố Lào Cai long trọng tổ chức khai hội đền Thượng nên mỗi ngày có hàng vạn lượt du khách trong nước, quốc tế đến với địa chỉ tâm linh này.

Theo thống kê, hằng năm có khoảng trên 2 triệu lượt du khách đến với quần thể Khu di tích lịch sử văn hóa đền Thượng để tỏ lòng thành kính trước vị Thánh nhân hiền minh của dân tộc Việt Nam - Đức Thánh Trần.

Chị Khuất Thị Du, đến từ thành phố Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất may mắn khi cùng gia đình lên đây du Xuân lại đúng vào dịp Lễ hội đền Thượng. Đầu năm đi lễ hội trước tiên là cầu cho mọi thành viên trong gia đình bình an, sức khỏe, công việc thuận lợi, may mắn. Thành phố Lào Cai tổ chức rất trang trọng, con người nơi đây rất hiếu khách. Tôi cảm thấy không hề mệt mỏi dù thức cả đêm hôm trước để đi lên đây". Chị Du thấy rất mừng khi tỉnh Lào Cai duy trì được lễ hội để du khách đến dâng hương, chiêm bái, vãn cảnh đầu năm; những trò chơi dân gian độc đáo được bảo tồn đến ngày hôm nay cũng rất tuyệt vời.

Xác định du lịch tâm linh là thế mạnh thu hút khách du lịch, thành phố Lào Cai triển khai nhiều hoạt động nhằm tạo điểm nhấn trên bản đồ phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai nói chung như tổ chức thêm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trải nghiệm các trò chơi dân gian, bản sắc văn hóa của dân tộc, ẩm thực các dân tộc để tăng thêm sự hấp dẫn cho lễ hội.

Ông Lại Vũ Hiệp, Phó Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Lào Cai cho biết: Lào Cai là một trong những địa phương có tiềm năng trong phát triển du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng. Tỉnh có hơn 40 lễ hội đặc sắc được đồng bào các dân tộc tổ chức vào dịp đầu Xuân năm mới; cho thấy tỉnh có thế mạnh trong việc phát triển du lịch tâm linh - một xu thế đang phát triển khá mạnh, được người dân rất quan tâm. Nắm bắt được xu thế này, Sở Du lịch đã chỉ đạo các huyện, phòng thanh tra, quản lý du lịch tăng cường công tác kiểm tra để đảm bảo tất cả các hoạt động diễn ra tại các điểm du lịch tâm linh đúng quy định của pháp luật, tránh mê tín dị đoan, tránh các hoạt động biến tướng.

Theo thống kê của Sở Du lịch, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 vừa qua, lượng du khách đến Lào Cai ước đạt hơn 260.000 lượt. Trong đó, các điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách tham quan, chiêm bái và vui hội. Việc khai thác hiệu quả thế mạnh du lịch tâm linh để thu hút khách du lịch ngay từ những ngày đầu năm sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách trong năm 2024.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...