Lao động người Việt tại nước ngoài giảm mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Số lượng lao động xuất khẩu Việt Nam đã giảm mạnh do nhiều nước vẫn tiếp tục đóng cửa biên giới với người nước ngoài vì đại dịch COVID-19.
Lao động người Việt tại nước ngoài giảm mạnh

Việt Nam đã lên kế hoạch đưa 500.000 lao động ra nước ngoài trong giai đoạn 2020-2025, nhưng các nhà phân tích hiện cho rằng con số này là quá cao, căn cứ vào bối cảnh tình hình dịch bệnh trên thế giới chưa được cải thiện.

Trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam gửi khoảng 10.000 lao động đến Đài Loan và khoảng 18.000 người sang Nhật Bản, theo số liệu của Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam.

Kể từ giữa tháng 1, chính phủ Nhật Bản đã cấm nhập cảnh đối với tất cả công dân nước ngoài không cư trú. Quy định này sẽ tác động đến Chương trình Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật - vốn mang lại cơ hội việc làm cho công dân nước ngoài.

Việt Nam là nhà cung cấp thực tập sinh kỹ thuật lớn nhất tại Nhật Bản. Hiện nay, có khoảng 200.000 người Việt Nam sinh sống và làm việc tại quốc đảo này với tư cách là thực tập sinh kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nông nghiệp, xây dựng và sản xuất.

Chương trình này cũng được thiết kế để chuyển giao kỹ thuật cho các nước đang phát triển nhưng trên thực tế, nhiều công ty Nhật Bản coi thực tập sinh nước ngoài là nguồn cung cấp nhân lực giá rẻ.

Các hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản cũng ảnh hưởng đến thu nhập của các công ty đưa thực tập sinh Việt Nam sang nước này và ngày càng có nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi thị trường.

Là công ty chuyên đưa lao động Việt Nam sang Nhật Bản, HanoiLink hiện đang phải tập trung sang các thị trường khác như Đài Loan. Theo ông Tô Tiến Nghĩa - Tổng giám đốc công ty , Nhật Bản là một điểm đến hấp dẫn với mức lương cao.

Một công nhân Việt Nam tại Nhật Bản kiếm được trung bình từ 1.200 đến 1.400 USD/tháng, trong khi con số này ở Đài Loan chỉ rơi vào khoảng 700-800 USD.

Tuy nhiên, ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc đưa lao động sang Nhật Bản theo chương trình thị thực mới cho lao động có tay nghề cụ thể được triển khai vào tháng 4 năm 2019, áp dụng cho 14 lĩnh vực đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động.

Các nhà chức trách Nhật Bản viện dẫn điều này là do phía Việt Nam chậm tiến hành các bài kiểm tra kỹ năng và ngôn ngữ theo yêu cầu của Nhật Bản, thực trạng này đã khiến lao động Việt Nam trở nên tụt hậu so với nhiều quốc gia châu Á, vốn đã bắt đầu kiểm tra từ 2 năm trước đó.

Trong năm 2020, dù số lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường châu Á đã giảm một nửa, nhưng Nhật Bản vẫn tiếp nhận 38.000 người, trong khi Đài Loan tiếp nhận 34.000 người và Hàn Quốc tiếp nhận 1.300 lao động.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hiện có kế hoạch đưa 90.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài vào năm 2021 - tăng gần 10.000 lao động so với năm trước, nhưng xu hướng giảm có thể sẽ tiếp tục.

Khi số lượng lao động nhập cư của Việt Nam tiếp tục giảm, nền kinh tế của đất nước cũng không tránh khỏi tác động tiêu cực.

Khoảng 600.000 người Việt Nam làm việc ở nước ngoài, với lượng tiền kiều hối đạt ít nhất 4 tỷ USD mỗi năm. Con số này sẽ giảm theo số lượng lao động xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo Nikkei Asia
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu chung dưới hình thức trực tuyến năm 2021.
Cơ hội gắn kết đồng minh - láng giềng giữa Mỹ và Canada
(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Canada trong hai ngày 23 và 24/3, trong đó ông sẽ gặp Thủ tướng Justin Trudeau để bàn về một loạt vấn đề quan hệ song phương và quốc tế. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Biden tới nước láng giềng kể từ khi nhậm chức năm 2021.
TikTok đang ở 'thời điểm then chốt'
TikTok đang ở 'thời điểm then chốt'
(Ngày Nay) - Ông Shou Zi Chew - CEO của TikTok, thừa nhận ứng dụng này đang ở "thời điểm then chốt" khi ngày càng có nhiều nhà lập pháp Mỹ tìm cách cấm nền tảng này do lo ngại vấn đề an toàn dữ liệu.