(Ngày Nay) - Việc một năm có 12 tháng dường như đã trở thành "luật bất thành văn" của nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên đối với quốc gia này thì lại khác. Với cách tính lịch độc đáo của riêng mình, một năm, người dân quốc gia này sẽ phải trải qua 13 tháng.
1 Lịch của quốc gia nào có 13 tháng trong một năm?
icon
Ethiopia
icon
Nepal
icon
Madagascar
Giải thích Việc một năm có 12 tháng dường như đã trở thành "luật bất thành văn" của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó không có Ethiopia. Từ hàng nghìn năm trước đây, người Ethiopia đã tin rằng có thêm 1 tháng sẽ có thêm sự may mắn, và đó là lý do khiến họ tuân thủ niên lịch 13 tháng 1 năm trong suốt chiều dài lịch sử. Niên lịch của Ethiopia có 13 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. Riêng tháng thứ 13 sẽ chỉ có 5 ngày (hoặc 6 ngày đối với năm nhuận). Một điểm khác biệt nữa là Ethiopia chào đón năm mới vào ngày 11/9.
2 Ngoài cách tính ngày tháng độc đáo, ở quốc gia này, một ngày có bao nhiêu tiếng?
icon
6 tiếng
icon
12 tiếng
icon
18 tiếng
Giải thích Ngoài cách tính ngày tháng độc đáo, Ethiopia còn là quốc gia duy nhất sử dụng hệ thống thời gian mà đồng hồ 12 giờ được tính từ bình minh đến hoàng hôn và từ hoàng hôn đến bình minh. Điều đó có nghĩa 0h ở Ethiopia tương ứng 6h sáng ở các nước khác. Giữa ngày không phải là 12h trưa mà là 6h chiều. Cách tính thời gian khác lạ của người dân nơi đây vừa khiến du khách tò mò, nhưng có thể gây xáo trộn ít nhiều cho những người đến thăm thú.
3 Thủ đô Ethiopia được biết đến là...?
icon
Là thủ đô giàu nhất châu Phi
icon
Là thủ đô cao nhất châu Phi
icon
Là thủ đô rộng nhất châu Phi
Giải thích Ethiopia (Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia) nằm ở phía đông châu Phi, giáp Eritrea, Djibouti, Somalia, Sudan, Nam Sudan và Kenya. Ethiopia rộng hơn 1,1 triệu km vuông với dân số tính đến năm 2018 là gần 110.000 triệu. Thủ đô của Ethiopia là Addis Ababa. Theo Atlas and Boots, Addis Ababa là thủ đô cao nhất ở châu Phi với độ cao 2.355 m (7.726ft) so với mực nước biển.
4 Lá cờ hiện đại có biểu tượng của Ethiopia được thông qua vào năm bao nhiêu?
icon
Năm 1992
icon
Năm 1994
icon
Năm 1996
Giải thích Theo World Population Review, quốc kỳ Ethiopia có ba dải ngang, mỗi dải một màu khác nhau. Dải trên cùng màu xanh lá cây, đại diện cho ruộng đất. Màu vàng ở dải trung tâm tượng trưng cho hòa bình và hy vọng. Dải dưới cùng có màu đỏ, đại diện cho sức mạnh. Cờ có hình tròn ở trung tâm với một ngôi sao thể hiện sự thống nhất và đa dạng của Ethiopia, trong khi những tia mặt trời là biểu tượng của sự thịnh vượng. Lịch sử lá cờ bắt nguồn từ cuối thế kỷ 19, khi hoàng đế Menelik II ra lệnh kết hợp ba cờ hiệu để tạo ra lá cờ ba màu. Ông đã để chữ cái đầu tiên của tên mình được đặt trên dải trung tâm. Lá cờ sau đó được sửa đổi và chữ cái bị xóa đi vào năm 1914. Lá cờ hiện đại có biểu tượng của Ethiopia được thông qua vào năm 1996. Từ năm 2009, những lá cờ nguyên bản không có biểu tượng quốc gia đã bị Quốc hội Ethiopia cấm sử dụng. Những người treo cờ không đúng quy định sẽ bị phạt tiền hoặc đối mặt với án tù lên đến 18 tháng.
5 Ethiopia trở thành nước châu Phi đầu tiên giành huy chương vàng Olympic và đó là nội dung thi đấu nào?
icon
Chạy marathon
icon
Bơi lội
icon
Cả 2 nội dung trên
Giải thích Theo Intrepid Travel, năm 1960, Abebe Bikila người Ethiopia trở thành người châu Phi da đen đầu tiên giành huy chương vàng Olympic. Ông đã giành chiến thắng trong cuộc đua marathon ở Rome bằng chân trần sau khi đôi giày chạy duy nhất bị hỏng. Kết thúc chặng đua làm nên lịch sử, đôi chân Bikila phồng rộp. Bốn năm sau, vận động viên này tiếp tục thắng lớn tại Thế vận hội ở Tokyo, lập kỷ lục thế giới và trở thành người đầu tiên từng giành chiến thắng trong cuộc thi marathon Olympic hai lần.
6 Ethiopia có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới?
icon
8
icon
11
icon
13
Giải thích Ethiopia được thiên nhiên ban tặng nhiều kỳ quan tuyệt diệu, trong đó phải kể đến 8 khu di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới, nổi bật là 11 nhà thờ bằng đá khối dưới triều vua Lalibela, và quần thể lâu đài Fassil Ghebbi.
7 Ethiopia được biết đến là nơi khởi nguồn của...?
icon
Hồ tiêu
icon
Cà phê
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Trên tấm bản đồ cà phê thế giới, không thể không nhắc đến Ethiopia, nơi những ly cà phê đầu tiên được ra đời. Cây cà phê ở Ethiopia đã trở thành một phần trong văn hóa, tín ngưỡng của quốc gia này.
8 Phong tục lồng đĩa vào môi của người Surma ở Ethiopia biểu tượng cho điều gì?
icon
Vẻ đẹp
icon
Đẳng cấp xã hội
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Người Surma ở Ethiopia nổi tiếng với phong tục lồng đĩa vào môi. Đây được coi là biểu tượng của vẻ đẹp và đẳng cấp xã hội cho phụ nữ trong bộ tộc. Người Surma có hai tộc là Suri và Mursi, sinh sống rải rác dọc sông Omo miền tây nam Ethiopia.
9 Hồ dung nham nằm bên trong núi lửa Erta Ale ở Ethiopia là hồ dung nham hoạt động lâu đời nhất trên thế giới. Nó có biệt danh là gì?
icon
Chảo lửa khổng lồ
icon
Cổng địa ngục
icon
Viên ngọc ngủ quên
Giải thích Núi lửa hình khiên Erta Ale (cao 613 m) là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Ethiopia. Nó nổi tiếng với một hồ dung nham trên đỉnh núi lửa, được mệnh danh là "cổng địa ngục". Đây là một trong sáu hồ dung nham núi lửa cuối cùng còn tồn tại trên thế giới và cũng là hồ dung nham lâu đời nhất, bắt đầu xuất hiện kể từ đầu thế kỷ 20.
(Ngày Nay) - Thủ tướng đề nghị các trường đại học của hai nước phối hợp chặt chẽ xây dựng kế hoạch hợp tác mang tính dài hạn, bền vững, thiết thực và hiệu quả với các hình thức đa dạng, sáng tạo, linh hoạt.
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
(Ngày Nay) - Theo kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh đầu cấp năm học 2025 - 2026 của UBND TP Hồ Chí Minh vừa phê duyệt, việc tuyển sinh lớp 6 được thực hiện theo hình thức xét tuyển và được chia làm hai đối tượng tuyển sinh.
(Ngày Nay) - Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.
(Ngày Nay) - Chiều 30/3, Công đoàn Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ khánh thành nhà rông thôn Kon Leang (thị trấn Măng Đen).
(Ngày Nay) - Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Thái Nguyên đang triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng tốc, bứt phá về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
(Ngày Nay) - Dự thảo Luật kế thừa và đổi mới trong quá trình sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tập trung, thống nhất, tinh gọn về một đầu mối theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.