Lịch sử hội sách Frankfurt - Khám phá dòng chảy 600 năm của ngành xuất bản thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đây là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết về lịch sử hội sách Frankfurt – Hội chợ sách quốc tế lớn thế giới được tổ chức từ năm 1949. Thông qua cuốn sách, chúng ta không những được tìm hiểu về lịch sử 600 năm thăng trầm của hội sách Frankfurt mà còn là lịch sử châu Âu và sự phát triển văn minh xã hội từ thế kỷ 15 đến thời kỳ hiện đại.
Hình ảnh trên bìa là Quảng trường Romer, nơi gắn liền với việc tổ chức hội sách Frankfurt. Ảnh: Omega+
Hình ảnh trên bìa là Quảng trường Romer, nơi gắn liền với việc tổ chức hội sách Frankfurt. Ảnh: Omega+

Dòng sông phản chiếu dòng chảy tư tưởng

Có lẽ chưa khi nào ngành xuất bản của Việt Nam bùng nổ nhiều mô hình hội sách như hiện nay. Bên cạnh việc tổ chức hội sách, những hoạt động đồng hành như tọa đàm, thảo luận văn hóa đọc cũng diễn ra đậm đặc tại các tỉnh, các trường Đại học, các trường phổ thông…

Trong không khí sôi nổi của ngành xuất bản, sự xuất hiện của cuốn sách Lịch sử hội sách Frankfurt đã mang đến những thông tin đầy thú vị. Cụ thể, những ghi chép đầu tiên về sự hiện diện của Frankfurt như một khu giao thương đã có từ năm 1047, và tài liệu thực sự về “hội chợ” xuất hiện năm 1150. Ngay trước kỉ nguyên Gutenberg, các hoạt động trao đổi bản thảo viết tay đã diễn ra sôi động.

Nhìn trong bối cảnh rộng lớn hơn, sự xuất hiện và thành công của một hội sách như Hội sách Frankfurt trước hết xuất phát từ địa lý: đây là vùng đất hội tụ các đặc điểm địa chính trị phù hợp để trở thành một trung tâm thương mại lớn của châu Âu, với các tuyến đường giao thương quan trọng (đường bộ, đường sông…); đây còn đóng vai trò là một trung tâm của tri thức châu Âu, nơi các dòng tư tưởng của các thời kỳ chảy qua mạnh mẽ.

Lịch sử hội sách Frankfurt cũng giống như một dòng sông phản chiếu dòng chảy của các thời kỳ lịch sử, tư tưởng, văn hóa, chính trị của châu Âu, đặc biệt từ dấu mốc chính thức thế kỉ 15 đến nay. Nhưng trên hết, nó phản chiếu chính lịch sử xuất bản của toàn bộ châu Âu, từ bước chuyển của thời kỳ Trung cổ, qua các thời kỳ Phục hưng, Khai minh đến bức tranh hiện đại ngày nay…

Lan tỏa tới độc giả Việt

Với việc ra mắt Lịch sử Hội sách Frankfurt, Omega+ đã mô tả và tái hiện lịch sử của hội chợ sách lớn nhất thế giới này từ thời kỳ sơ khai cho đến hiện đại. Qua đó độc giả như được sống lại không khí từ buổi bắt đầu văn minh in ấn phương Tây và choáng ngợp với sự phát triển trong thời hoàng kim của in ấn và cũng chứng kiến bao thăng trầm của Hội sách Frankfurt, hay nhìn rộng hơn chính là sự phát triển văn minh.

Cới 25 chương sách, có thể chia Lịch sử Hội sách Frankfurt thành 3 phần chính, bao gồm:

Giai đoạn 1 (1454 -1764): Hội sách Frankfurt thuở sơ khai, từ lúc mới bắt đầu có công nghệ in Gutenberg. Tác giả có trích dẫn những tư liệu cho thấy hình ảnh sinh động về hội sách. Các đầu sách nào được quan tâm ở thời kỳ đó, việc buôn bán, vận chuyển sách diễn ra thế nào... Hội sách cứ thế phát triển, nhưng những biến động tôn giáo-chính trị, sự đối đầu giữa Công giáo-Kháng cách Luther, đã dẫn tới việc kiểm duyệt và tịch thu sách, khiến cho hội sách dần thoái trào.

Giai đoạn 2 (1764-1861): Hội sách ở Leipzig phát triển thay thế cho Hội sách Frankfurt.

Giai đoạn 3 (từ thế kỷ 20): Một loạt những nỗ lực nhằm khôi phục hội sách Frankfurt. Sau thế chiến II, hội sách ngày càng đạt được nhiều thành công, với sự tham gia của rất nhiều đơn vị, quốc gia. Nhiều hoạt động với chủ đề mới mẻ, giới thiệu các vùng đất, các nền văn hóa được tổ chức định kỳ đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng. Tác giả cũng bày tỏ sự quan tâm tới các xu hướng xuất bản mới, dưới nhiều hình thức khác ngoài sách vở.

Nhận định về việc chuyển ngữ tác phẩm Lịch sử Hội sách Frankfurt, ông Nguyễn Nguyên, Hội Xuất bản Việt Nam, cho biết: "Nhìn vào bức tranh lịch sử của Hội sách Frankfurt – điểm hội tụ, giao lưu của nhiều “bộ óc” làm nên thời đại, người ta có thể lý giải vì sao châu Âu đã và đang là một phần quan trọng của trung tâm tri thức thế giới".

Từ góc độ người đọc, ông Vũ Trọng Đại, CEO TIMES chia sẻ: “Đọc cuốn sách này, bạn không chỉ biết về một hội sách quốc tế quy mô lớn nhất và quan trọng bậc nhất. Hơn thế rất nhiều, bạn biết về lịch sử khái quát của toàn bộ ngành xuất bản, in ấn và phát hành thế giới kể từ nửa cuối thế kỷ XV.”

Có thể thấy với việc tham chiếu lịch sử một hội sách, người đọc sẽ sở hữu tấm kính vạn hoa phản chiếu lịch sử của ngành xuất bản, lịch sử của kĩ thuật in ấn, của chính trị, văn hóa, học thuật, tư tưởng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Trong toàn bộ câu chuyện đó, sách hiện diện như một sản phẩm văn hóa đặc biệt kiến tạo nên diện mạo tinh thần của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.

Lịch sử Hội sách Frankfur được viết bởi Peter Weidhaas. Ông nguyên là giám đốc hội sách Frankfurt từ thập niên 1970 tới khi nghỉ hưu. Weidhaas đã góp phần thúc đẩy các hoạt động quảng bá văn học từ châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin, tổ chức các sự kiện xuất bản mang tính đổi mới.

Bình luận
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
Lời Phật dạy về 5 nghề không nên làm
(Ngày Nay) - Kinh doanh, buôn bán là một trong những nghề nghiệp đem lại hiệu qua kinh tế cao, có nhiều cơ hội để thành công trở nên giàu có nhưng đồng thời cũng dễ dàng chuốc lấy thất bại.
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
(Ngày Nay) -  Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025". Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại chương trình.