Omega+ ra mắt tủ sách kinh điển về pháp luật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với mong muốn giới thiệu tới độc giả toàn quốc các cuốn sách, tủ sách chứa đựng tri thức nền tảng trong lĩnh vực khoa học pháp lý, Omega+ cùng Trung tâm Nghiên cứu Luật so sánh, Đại học Luật - ĐHQGHN đã tổ chức lễ ký kết hợp tác và ra mắt cuốn sách "Về pháp quyền" của Tom Bingham. 
Omega+ ra mắt tủ sách kinh điển về pháp luật

Bức tranh xuất bản đa chiều

Từ khi thành lập vào năm 2016, xuất bản các tác phẩm của dòng sách tri thức nền tảng đã trở thành một trong những định hướng cơ bản của Công ty cổ phần sách Omega+. Trong dòng sách này, những mảng sách về học thuật, tri thức nền tảng của các ngành khoa học tiếp tục được công ty vun bồi, chú trọng. Vừa qua, Omega+ ra mắt Tủ sách kinh điển pháp luật nhằm lan tỏa những cuốn sách chứa đựng tri thức trong lĩnh vực khoa học pháp lý.

Chia sẻ với Tạp chí Ngày Nay về việc ra mắt Tủ sách kinh điển pháp luật, bà Trần Hoài Phương, Giám đốc Xuất bản Omega+ cho biết: "Đây là một tủ sách khó, nảy sinh nhiều phức tạp về mặt chuyên môn trong quá trình thực hiện. Dù vậy, chúng tôi nhận định đây là mảng sách vô cùng cần thiết, hỗ trợ giới chuyên môn, đặc biệt là sinh viên ngành Luật tại Việt Nam bắt kịp với những nền tảng tri thức chung của ngành trên bình diện thế giới".

"Trong xu thế ngày càng hướng tới một xã hội thượng tôn pháp luật, những hiểu biết, nhận thức đầy đủ về luật pháp trong đại chúng là vô cùng cần thiết. Để lấp đầy những khoảng trống trong lĩnh vực này, Omega+ xác định thúc đẩy mạnh nhóm sách nền tảng bằng việc hợp tác với các đơn vị chuyên môn về mặt học thuật. Từ đó chúng tôi cùng lựa chọn, đồng hành xây dựng tủ sách để mang tới bức tranh xuất bản đa chiều, phù hợp với bối cảnh ở Việt Nam", bà Phương nói.

Omega+ ra mắt tủ sách kinh điển về pháp luật ảnh 1

Bà Trần Hoài Phương ký biên bản hợp tác với TS. Trần Kiên, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Luật so sánh, ĐH Luật - ĐHQGHN.

Cùng với việc cho ra mắt Tủ sách kinh điển pháp luật, Omega+ cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động thảo luận, tọa đàm đưa các giá trị đến gần hơn với công chúng. Trong đó, "Về pháp quyền" là cuốn sách đầu tiên được công bố trong tủ sách thông qua việc hợp tác với Trung tâm nghiên cứu Luật so sánh, ĐH Luật - ĐHQGHN.

Trước đó, Omega+ từng ra mắt nhiều cuốn sách được xem là những tác phẩm kinh điển liên quan đến pháp luật như "Bàn về khế ước xã hội", "Bàn về tinh thần pháp luật"... và đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận độc giả, được đón nhận một cách bền lâu.

Về pháp quyền

Pháp quyền, khái niệm đã được các học giả truy tìm lại từ giai đoạn Aristote, tạm dịch: “Quốc gia tốt hơn nên được cai trị bởi pháp luật, thay vì bởi một kẻ trong thứ dân”, và tiếp rằng “do vậy, ngay cả những kẻ được cho là người gác đền của luật pháp cũng phải tuân thủ chính thứ luật pháp đó”.

Theo Dicey, giáo sư về luật Anh Quốc tại Đại học Oxford, thường được biết đến như người đặt nền móng cho khái niệm “pháp quyền”, pháp quyền được hiểu theo nhiều nghĩa: “Trước hết, thuật ngữ này nghĩa là không ai có thể bị trừng phạt hoặc phải chịu tổn thương một cách hợp pháp về thân thể hay tài sản của mình, trừ khi kẻ đó đã thực hiện hành vi vi phạm rõ ràng với thứ pháp luật được thiết lập theo phương cách pháp lý phổ thông và định rõ trước những pháp viện phổ thông xứ này.”

Nghĩa thứ hai của thuật ngữ này được giải thích như sau:“Khi nhắc đến pháp quyền như một nét đặc trưng của xứ sở này, ta không chỉ cần nhấn mạnh rằng không kẻ nào được đứng trên luật pháp, mà (theo một cách hoàn toàn khác) bất kỳ ai, không kể thứ bậc hay điều kiện, đều phải chịu khuất phục trước luật pháp phổ thông của vương quốc, và phải tuân theo quyền tài phán của các pháp viện phổ thông.” Do vậy, không ai đứng trên pháp luật, và pháp luật đó áp dụng chung cho mọi người bởi cùng một hệ thống tòa án.

Còn theo tác giả Tom Bingham, cốt lõi của pháp quyền là mọi người và mọi cơ quan quyền lực tại một quốc gia, dù công hay tư, đều được bảo vệ và bị ràng buộc bởi các quy tắc pháp luật được tạo lập công khai, có hiệu lực chung trong tương lai và được áp dụng công khai bởi các tòa án.

Công thức mà Tom Bingham trình bày trong sách cũng được lấy cảm hứng nhiều từ Dicey. Nhưng tác giả cũng nhấn mạnh thêm nó cũng nắm trọn chân lý căn bản được đúc kết bởi triết gia Anh Quốc vĩ đại John Lockei vào năm 1690 rằng: “Nơi luật pháp suy tàn cũng chính là nơi bạo quyền lên ngôi.” Đồng tình với quan điểm này, năm 1776, Tom Paineii đã nói rằng “ở Mỹ, luật pháp chính là vua. Trong chế độ toàn trị thì Vua là luật pháp, còn ở những đất nước tự do, luật pháp và chỉ có luật pháp mới được làm Vua”.

Cuốn sách "Về pháp quyền" có ba phần chính:

Phần thứ nhất, gồm hai chương đầu, bàn về tầm quan trọng của pháp quyền và một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của pháp quyền.

Phần hai (Chương 3-10) bàn về tám yếu tố cơ bản tóm gọn bản chất của pháp quyền

Phần ba (Chương 11-12) thảo luận về những căng thẳng đối với pháp quyền từ chủ nghĩa khủng bố và nguyên tắc chủ quyền nghị viện (Anh).

Cuốn sách đặc biệt

Đây có thể coi là cuốn sách đầu tiên trên thị trường Xuất bản Việt Nam cung cấp cho độc giả những thông tin đầy đủ, chi tiết và dễ tiếp thu nhất về pháp quyền.

Trong tác phẩm, Tom Bingham, một trong những bộ óc sắc bén nhất thế giới về pháp lý, đã bàn luận ý sự hình thành và nghĩa của pháp quyền. Theo ông, pháp quyền không phải là một lý thuyết khô khan mà là nền tảng thực sự của một xã hội công bằng, là sự đảm bảo của một chính phủ có trách nhiệm, có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng đảm bảo cho sự hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia.

Cuốn sách trình bày ngắn gọn về lịch sử các nguyên tắc pháp quyền, tám yếu tố cơ bản tóm gọn bản chất của khái niệm này, đồng thời thảo luận những căng thẳng đối với pháp quyền đến từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Omega+ ra mắt tủ sách kinh điển về pháp luật ảnh 2

Sinh viên ĐH Luật (ĐHQGHN) đón nhận cuốn sách "Về pháp quyền" của Tom Bingham.

Pháp quyền là nền tảng của xã hội văn minh. Và theo lời tác giả “trong một thế giới bị chia rẽ bởi những khác biệt về quốc tịch, chủng tộc, màu da, tôn giáo và của cải, pháp quyền là một trong những yếu tố vĩ đại nhất (và có thể chính là yếu tố vĩ đại nhất) giúp chúng ta đoàn kết lại”. Có thể thấy pháp quyền, luật pháp là những tri thức căn bản cần có với mỗi công dân trong xã hội, chứ không chỉ riêng ai làm trong ngành Luật.

Tác phẩm “Về pháp quyền” xuất bản lần này cũng như những tác phẩm tới đây thuộc Tủ sách kinh điển Pháp luật của Omega+ hy vọng sẽ đáp ứng được mong muốn trau dồi tri thức lĩnh vực Luật học của độc giả trên cả nước.

Tom Bingham (1933 - 2010), là người duy nhất từng đảm nhiệm 3 vị trí: Phụ trách Phòng Dân sự thuộc Tòa Phúc thẩm Anh và xứ Wales, Chánh án Tòa án Hoàng gia Tư pháp Anh và xứ Wales, Thượng nghị sĩ tối cao phụ trách vấn đề pháp luật của Vương Quốc Anh. Sau khi nghỉ hưu năm 2008, ông tập trung giảng dạy, viết và diễn thuyết về các chủ đề pháp lý, đặc biệt là pháp luật về nhân quyền. Trung tâm Pháp quyền Bingham (Bingham Centre for the Rule of Law) ở Anh được đặt theo tên ông.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.