1 Loài lươn có thể phát ra dòng điện mạnh gây chết người tên là gì?
icon
Electrophorus electricus
icon
Monopterus electricus
icon
Synbranchus electricus
Giải thích Lươn điện hay còn gọi là Cá chình điện (tên khoa học: Electrophorus electricus) là một loài cá trong họ Cá dao lưng trần (Gymnotidae). Nó có thể phát ra điện để giật kẻ thù và để săn mồi.
2 Loài lươn điện sống ở sông nào trên thế giới?
icon
Sông Amazon
icon
Sông Orinoco Peru
icon
Đáp án khác
Giải thích Lươn điện sống ở phía Bắc Nam Mỹ chủ yếu ở lưu vực sông Amazon và sông Orinoco Peru, con trưởng thành có thể dài 2,5m nặng 20 kg.
3 Để sống được trong môi trường nước, loài lươn này phải làm gì?
icon
Vùi mình dưới đáy sông
icon
Ngoi lên mặt nước để thở
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Dù quen sống dưới mặt nước nhưng chúng vẫn thường xuyên phải bổ sung không khí hiệu quả hơn bằng cách ngoi lên để thở.
4 Cơ quan phát điện chính của loài lươn này nằm ở đâu?
icon
Phần đầu
icon
Phần thân
icon
Phần đuôi
Giải thích Ở hai bên sống lưng của cá chình điện, có 2 "nhà máy điện", mỗi "nhà máy" gồm 70 "cột điện" đấu song song, mỗi "cột" là một chồng gồm 6.000 tế bào phát điện đấu nối tiếp. Thực ra cơ quan phát điện chính của cá nằm ở phần thân, điện ở đuôi tạo ra yếu hơn và giữ vai trò định vị, định hướng bơi của cá.
5 Loài lươn này có thể phóng ra dòng điện mạnh nhất bao nhiêu vôn?
icon
600 vôn
icon
800 vôn
icon
1.000 vôn
Giải thích Lúc gặp mồi hoặc kẻ thù, cá chình điện có thể phóng một loạt từ 10 đến 30 "cú điện" với điện thế lên tới 900 vôn, mạnh có thể 1000 vôn, để quật ngã và làm tê liệt đối thủ. Ngoài ra, cá chình điện còn có thể phát liên tục những xung động điện với điện thế thấp để định hướng và thăm dò môi trường trong những vùng nước đục hoặc tối tăm.
6 Làm thế nào để lươn điện có thể tạo ra điện?
icon
Cắn con mồi
icon
Cuộn mình lại
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Lươn điện sản sinh dòng điện nhờ hệ thống thần kinh đặc biệt có khả năng đồng bộ hóa hoạt động của các tế bào sinh điện hình đĩa (electrocytes) được xếp thành chồng với nhau thông qua các xung thần kinh được sắp xếp để truyền tới các tế bào vào cùng thời điểm. Ngoài ra, có tới 3 cơ quan phát điện được trải dài trên cơ thể dài hai mét của chúng luôn sẵn sàng để sản sinh dòng điện (có năng lượng tới 0.5kW, đủ để gây sốc cho con người) khi có tín hiệu ra lệnh từ hệ thần kinh thông qua các xung thần kinh. Khi có lệnh kích hoạt, hàng ngàn tế bào mang điện (chiếm tới 80% có thể) sẽ sản sinh dòng điện cùng 1 lúc (mỗi tế bào mang điện tích âm với hiệu điện thế bé hơn 100 milivolt) bằng cách ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Khi đó, một đường truyền tức thời với điện trở thấp sẽ được tạo nên từ bên ngoài và bên trong tế bào giúp sản sinh dòng điện, biến mỗi tế bào trở thành 1 cục pin nhỏ với hai cực âm dương nằm ở bên trong và bên ngoài tế bào. Với sự kết hợp như thể chồng chất hàng ngàn cục pin lên nhau 1 lúc, một dòng điện sẽ được tạo ra dọc cơ thể lươn điện cho phép nó phóng dòng điện với 2 đến 3 xung điện mạnh cỡ 600V. Lần phóng đầu tiên này sẽ làm con mồi tê liệt và giúp lươn điện xác định vị trí nạn nhân. Sau đó, lươn điện tiếp tục phóng liên tiếp các xung với điện thế rất lớn lần thứ hai nhằm khiến con mồi bị co cơ càng mạnh hơn. Đồng thời, lươn điện có thể cuộn mình lại để làm cho điện trường tạo ra từ hai phía cơ thể xếp chồng lên nhau. Việc cuối cùng là lươn điện chỉ cần ung dung thưởng thức con mồi tươi sống đang bị tê liệt sau hai cú giật mạnh này.
7 Mục đích của việc loài lươn này phóng điện này...?
icon
Săn mồi
icon
Tự vệ
icon
Đáp án khác
Giải thích Ngoài việc săn mồi, lươn điện còn phóng ra dòng điện mạnh tương tự cho việc tự vệ (cú sốc điện thậm chí còn giết chết cả 1 con cá sấu trưởng thành).
8 Lươn điện có bị giật bởi chính dòng điện của mình không?
icon
Có
icon
Không
Giải thích Kích thước của lươn điện tương đương 1 cánh tay của người lớn, để khiến cho cánh tay này co giật thì cần một dòng điện khoảng 200 mA (mili Ampe) và phải chạy trong thời gian 50 mili giây. Thế nhưng ở lươn điện, thời gian dòng điện sản sinh và chạy khắp cơ thể chỉ là dưới 2 mili giây, điều này giúp chúng tránh được sự tác động của dòng điện do chính mình tạo ra. Hơn nữa có một phần lớn dòng điện được truyền vào môi trường nước qua da của chúng.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
(Ngày Nay) - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C thế hệ mới do Hoa Kỳ sản xuất.
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome - một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo kế hoạch xóa khoản nợ 4,7 tỷ đô la cho Ukraine, một phần trong nỗ lực giúp Kiev trước khi ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng.
(Ngày Nay) - Tại Việt Nam, sử dụng thuốc lá gây ra 85.500 ca tử vong mỗi năm. Hút thuốc lá thụ động gây ra 18.800 ca tử vong. Tổng cộng là 104.300 ca tử vong/năm vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá.
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh vừa có hướng dẫn việc xác định nhiệm vụ chuyên môn trong thời gian nghỉ hè để làm cơ sở tính số ngày làm việc thực tế và chi thu nhập tăng thêm đối với viên chức ngành giáo dục.
(Ngày Nay) - Bộ Ngoại giao khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn cho bản thân, gia đình, trong đó có việc sơ tán khỏi thành phố lớn, tránh xa khu vực nguy hiểm.
(Ngày Nay) - Hàng nghìn người di cư từ Trung và Nam Mỹ đang thực hiện hành trình gian nan về phía bắc, hướng đến biên giới Mỹ trong bối cảnh chính trị tại nước này chuẩn bị có sự thay đổi lớn.
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau.