Lời thỉnh nguyện của những người sống sót

(Ngày Nay) - Khi Nhật Bản kỷ niệm 75 năm nhân dịp Hiroshima và Nagasaki bị ném bom nguyên tử, thế hệ cuối cùng của những người sống sót sau thảm họa hạt nhân vẫn đang nỗ lực truyền tải các thông điệp về hòa bình cho thế hệ mai sau.
Ông Terumi Tanaka, 88 tuổi, sống sót sau vụ đánh bom Nagasaki. Ảnh: AFP
Ông Terumi Tanaka, 88 tuổi, sống sót sau vụ đánh bom Nagasaki. Ảnh: AFP

Cộng đồng những "hibakusha"

"Hibakusha" - nghĩa đen trong tiếng Nhật là "người bị ảnh hưởng bởi bom" - trong nhiều thập kỷ qua đã trở thành tiếng nói mạnh mẽ trong công cuộc kêu gọi bãi bỏ vũ khí hạt nhân.

Ước tính có khoảng 136.700 người thuộc nhóm "hibakusha" vẫn còn sống, nhiều người trong số họ chỉ mới là trẻ sơ sinh hoặc chưa được sinh ra tại thời điểm xảy ra hai vụ ném bom.

Theo Bộ Y tế Nhật Bản, độ tuổi trung bình của một người sống sót hiện tại là hơn 83 tuổi. Đã có hơn 300.000 hibakusha qua đời kể từ sau năm 1945, bao gồm 9.254 người trong năm vừa qua.

"Những gì chúng tôi - những hibakusha, muốn nói đó là nhân loại không thể lặp lại một cuộc tấn công hạt nhân tương tự như những gì trong quá khứ", cụ ông Terumi Tanaka (88 tuổi), người sống sót sau vụ đánh bom Nagasaki, trả lời hãng thông tấn AFP. "Để đạt được điều này, chúng tôi phải cho mọi người biết những gì chúng tôi đã trải nghiệm, phải cho họ nghe sự thật."

Ông Tanaka mới chỉ 13 tuổi khi quả bom nguyên tử "Fat man" rơi xuống quê nhà Nagasaki, khiến 74.000 người thiệt mạng. Trước đó 3 ngày, quả bom "Little bot" đã được thả xuống Hiroshima, giết chết 140.000 người.

Terumi Tanaka đã dành phần lớn cuộc đời của cụ để kể lại những gì ông tận mắt chứng kiến, hy vọng rằng từ những ký ức thảm khốc của mình, các thế hệ tương lai sẽ phần nào hiểu được sự hủy diệt của vũ khí hạt nhân.

Nhưng ông Tanaka thừa nhận rằng cộng đồng "hibakusha" đang ngày càng ít đi bởi tác động của tuổi già, do đó thông điệp của họ cần phải được truyền đi bởi những thế hệ kế cận.

"Tất cả chúng tôi rồi sẽ ra đi. Chúng tôi đã thành lập một nhóm có tên là 'Dự án Không còn Hibakusha', hoạt động trong việc lưu giữ hồ sơ dưới dạng tài liệu lưu trữ, bao gồm cả những gì chúng tôi đã viết để thế hệ mai sau có thể sử dụng chúng trong các chiến dịch chống vũ khí hạt nhân của mình", ông Tanaka chia sẻ.

Nhưng ông Tanaka vẫn canh cánh nỗi lo trong lòng rằng ngày càng có ít người quan tâm tới những vấn đề thảm họa hạt nhân.

"Chúng tôi vẫn luôn cố gắng tuyên truyền, nhưng nếu không có ai muốn nghe nữa, điều đó là một thất bại", cụ ông thừa nhận.

"Chúng tôi muốn một lời xin lỗi"

Ở tuổi 74, Jiro Hamasumi là một trong những người trẻ nhất sống sót sau các vụ tấn công. Mẹ ông khi đó còn đang mang thai khi quả bom phát nổ tại Hiroshima.

"Quả bom ngay lập tức giết chết cha tôi và một số người thân khác. Không một ngày nào trôi qua mà tôi ngừng nghĩ về cha mình", ông Hamasumi nói.

Tất cả những gì về vụ đánh bom mà ông nghe được đều là qua lời kể của anh chị em mình, họ mô tả khi quả bom rơi xuống, một tiếng gầm rú vang lên đi kèm là ánh sáng chói lóa, sau đó chỉ còn là những xác chết.

"Lúc đó cha tôi đang làm việc tại nơi chỉ cách tâm chấn vài trăm mét. Mẹ và anh chị em tôi đã cố gắng đến văn phòng của ông ấy vào ngày hôm sau nhưng bị buộc phải quay lại bởi hơi nóng và mùi thịt cháy", ông Hamasumi kể lại.

Sau vài ngày, gia đình Hamasumi quay lại khu vực văn phòng nhưng tất cả những gì họ thấy là một "cái gì đó giống thi thể" của người bố, họ nhặt nhạnh được thêm một chút đồ còn sót lại sau trận hỏa hoạn - khóa thắt lưng, chìa khóa và một mảnh ví.

Sinh vào tháng 2 năm 1946, ông Hamasumi đã may mắn thoát khỏi những ảnh hưởng của phóng xạ khi ở trong bụng mẹ.

Nhưng cuộc tấn công đã định nghĩa cuộc đời ông Hamasumi, và người con trai đã dành nhiều thập kỷ để vận động chống lại vũ khí hạt nhân, như để tri ân người cha đã khuất.

"Đối với tôi, chiếc ô hạt nhân mang hình thu một đám mây hình nấm", ông Hamasumi nói. "Hibakusha muốn nước Mỹ xin lỗi chúng tôi, nhưng bằng chứng của lời xin lỗi là việc bãi bỏ vũ khí hạt nhân, chúng tôi không muốn tìm sự báo thù."

Khi tuổi già gõ cửa, những "hibakusha" đang cố gắng trao lại ngọn lửa đấu tranh cho những thế hệ tiếp theo, nhiều người sinh sống tại Hiroshima và Nagasaki đã lớn lên cùng những câu chuyện về một thời tựa như "hỏa ngục".

Những ký ức đang dần phai

Mitsuhiro Hayashida, 28 tuổi, là cháu của một "hibakusha" tại Nagasaki và thường tổ chức các sự kiện cho những người sống sót để chia sẻ câu chuyện của họ.

Anh cũng đồng tổ chức một bản kiến nghị trực tuyến về lệnh cấm vũ khí hạt nhân, đã thu được hơn 11 triệu chữ ký.

Nhưng Hayashida lo rằng hai vụ ném bom hạt nhân đang trở nên mờ nhạt dần trong ký ức của người Nhật Bản.

"Hôm nay, con cháu của những hibakusha, như tôi đang cố gắng vận động, nhưng sức nặng của lời nói của chúng tôi có lẽ chưa bằng một nửa lời kể lại của những nhân chứng sống sót", Hayashida chia sẻ. "Chúng tôi thực sự cần thế giới tiến tới việc xóa bỏ hạt nhân khi những người sống sót sau thảm họa vẫn còn sống."

Bà Michiko Kodama (82 tuổi), người sống sót sau vụ đánh bom nhưng đã mất hầu hết những người thân của mình vì căn bệnh ung thư.

Lời thỉnh nguyện của những người sống sót ảnh 1

Bà Michiko Kodama chuẩn bị cho một buổi diễn thuyết vận động hủy bỏ vũ khí hạt nhân. Ảnh: AP

Nhiều năm sau vụ đánh bom nguyên tử, nhiều người xung quanh sẵn sàng né ra xa nếu biết bà là một "hibakusha". Nỗi sợ lây lan phóng xá và định kiến phân biệt đối xử vẫn còn tiếp túc tồn tại trong xã hội Nhật Bản, dù chiến tranh đã đi xa.

"Đối với tôi, chiến tranh vẫn chưa kết thúc. Chúng tôi không có nhiều thời gian. Tôi muốn kể câu chuyện của mình cho các thế hệ trẻ khi tôi còn có thể", bà Kodama nói. "Nếu ai đó muốn nghe câu chuyện của tôi, tôi sẽ đi bất cứ đâu và nói về nó."

Mong muốn đó cũng là những gì mà bà Keiko Ogura, người bước sang tuổi 83 trong tuần này và chỉ mới 8 tuổi khi quả bom rơi xuống thành phố Hiroshima.

"Chúng tôi đang già đi và không biết khi nào thời gian của chúng tôi sẽ điểm", bà cho biết. "Chúng tôi -  những hibakusha già cả, muốn thấy vũ khí hạt nhân bị loại bỏ càng sớm càng tốt, bởi vì chúng tôi muốn kể lại điều này cho những người đã khuất một khi chúng tôi sang thế giới bên kia".

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.