Lòng nhân hậu từ những quán cơm bụi

(Ngày Nay) -  Cụm từ “cơm bụi” chỉ xuất hiện ở các thành phố lớn từ vài chục năm trở lại đây. Ban đầu để chỉ những quán cơm vỉa hè phục vụ dân lao động tay chân, giá cả rất mềm và dĩ nhiên thức ăn cũng rất đơn giản và khiêm tốn, miễn nuốt trôi cơm. Nhất là có nhiều cơm ăn no bụng để có sức lao động…
Lòng nhân hậu từ những quán cơm bụi

Hiện nay “cơm bụi” là nói chung những quán cơm bình dân, giá rẻ, cơm nhiều ăn no bụng, phục vụ đối tượng có thu nhập thấp như công nhân, viên chức nhỏ, tiểu thương, sinh viên, học sinh nghèo…

Đáp ứng nhu cầu của người nghèo

Tại các TP lớn, lượng công nhân nhập cư lao động tay chân đông đảo, họ có thu nhập thấp nên chỉ có thể ghé quán cơm bụi ăn qua bữa trưa, rồi ngả lưng đâu đó nghỉ ngơi một lát để đầu giờ chiều tiếp tục lao động… Trừ vài con đường sang trọng ở trung tâm, hiện nay các quán cơm bụi hầu như có mặt ở khắp nơi trong TP, từ nội thành đến các khu đô thị ở các quận mới vùng ven, những nơi có nhiều công trình xây dựng, chợ chồm hổm.

Lòng nhân hậu từ những quán cơm bụi ảnh 1Nhiều quán cơm bụi lui vào hẻm hay các căn nhà bình dân giá thuê thấp để bán cơm giá rẻ

Quán cơm bụi bây giờ không còn ở vỉa hè nữa do chính quyền cấm lấn chiếm lề đường để buôn bán, mà đã lui vào trong các con hẻm hay các căn nhà bình dân giá thuê thấp mới có thể bán cơm giá rẻ. Mặc dù gần đây giá cả lương thực, rau quả đều tăng nhưng nhiều quán cơm bụi vẫn không tăng giá. Chỉ có điều nếu để ý sẽ thấy tuy dĩa cơm vẫn đầy nhưng thức ăn giảm đi.

Ở quán cơm bụi gần Công viên Phú Nhuận, con hẻm nhỏ ăn thông ra đường Phan Đăng Lưu, hiện nay vẫn bán 15.000 đồng/dĩa cơm đầy đặn với thức ăn đơn giản nhưng nấu khá ngon. Chén cơm thêm 2.000 đồng, thêm ly trà đá miễn phí là đủ “no cành hông” - như lời một anh công nhân xây dựng vừa ăn xong vội đứng lên nhường ghế cho một ông đang đứng đợi. Buổi trưa thực khách đông nghẹt, cả nhà chủ quán bốn, năm người cùng chạy bàn mà không kịp.

Mấy quán cơm bụi ở khu vực chợ kim khí điện máy cũ đường Nhật Tảo, đường Vĩnh Viễn (quận 10) bán 20.000 đồng/dĩa cơm nhưng khá tươm tất. Thực khách ở đây hầu hết là các tiểu thương kinh doanh điện máy cũ. Tôi đi loanh quanh mua mấy cái loa cũ cho thằng con tập làm thí nghiệm, quá bữa tôi cũng tấp vào ăn một dĩa. Thức ăn khá ngon, cơm nấu gạo kha khá, không đến nỗi như nhiều quán cơm bụi nấu gạo xấu, có khi ăn còn ngửi thấy mùi mốc! Bà chủ người gốc Trà Vinh cho biết bà bán ở đây cũng hơn 20 năm, bà con quen mặt cả, nên tuy gọi là cơm bụi nhưng bà nấu bán cũng phải sạch sẽ, làm gì có bụi mà họ gọi là cơm bụi! Tôi đỡ lời, ban đầu chỉ là cách nói vui của những người “cơm hàng cháo chợ” gọi các quán cơm bình dân bán ở vỉa hè trước đây. Bây giờ tuy đã vào bán trong nhà nhưng người ta đã quen gọi là cơm bụi rồi. Gọi là bụi nhưng sạch sẽ thì ngại gì!

Những tấm lòng cơm bụi

Hôm rồi ngồi ăn ở quán cơm bụi gần chợ Tân Bình, tôi được nghe một ông già nhắc đến cụm từ “dân nghèo thành thị” mà tôi đã quen đọc trong lý lịch cá nhân từ hồi sau năm 1975. Đã gần 2 giờ chiều nên quán thưa khách, ông già chắc cũng trên dưới 70 tuổi vừa ăn vừa hỏi tôi: “Chỉ những dân nghèo thành thị mới ăn cơm bụi chứ giàu có khá giả ai lại chui vào mấy cái quán bình dân lụp xụp bụi đời này, hả ông? Tui một mình chợ búa nấu nướng phiền hà tốn kém, ra đây ăn dĩa cơm mười mấy ngàn cho khỏe”. Tôi gật gù ra vẻ tán đồng ý kiến ông, rồi thêm: Cũng nhờ các quán cơm gọi là cơm bụi này mà nhiều người lao động nghèo, buôn gánh bán bưng, sinh viên nghèo - những người cơ nhỡ nhẹ túi mới có cái bỏ đầy bụng chứ!”.

Quanh khu vực các BV Chợ Rẫy, BV Bệnh nhiệt đới, BV Chấn thương-Chỉnh hình… hàng dãy quán cơm bụi phục vụ thân nhân nuôi bệnh. Giờ trưa, nườm nượp thực khách mặt mày bơ phờ tranh thủ ăn dĩa cơm bụi để cầm cự những ngày nuôi thân nhân nằm bệnh viện.

Đặc biệt, trước khu BV Nhân dân Gia Định và con hẻm bên cạnh BV Ung bướu đường Nơ Trang Long là những quán cơm bụi cực kỳ bình dân, gần như dành để phục vụ những thân nhân nuôi bệnh nghèo khó, cơ cực do thân nhân bệnh ung thư nằm bệnh thường xuyên rất khốn khó. Tôi đã gặp mấy người bán cơm ở đây rất tình cảm, sẵn sàng cho thêm cơm, thêm chút nước canh, nước kho… cho mấy người nghèo xác xơ. Một bà bán cơm ở con hẻm bên hông BV Ung bướu, BV Nhân dân Gia Định vừa xới cơm cháy, múc nước canh rau cho một cô gái nghèo áo quần rách rưới, nhếch nhác vừa nói: “Tội nghiệp, nhà nghèo ở tận Bình Long, Phước Long gì đó lên TP nuôi mẹ bị ung thư cả mấy tháng nay đâu còn tiền bạc gì. Trưa xế cô ấy ra đây, còn gì thừa tôi múc cho để chiều hai mẹ con ăn”.

Ôi tấm lòng nhân hậu đáng quý của người bán cơm bụi!

Theo Pháp luật HCM

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.