(Ngày Nay) - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 xác định doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, do đó đã có nhiều quy định mới, thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.
(Ngày Nay) - Từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, triển khai đưa vào cuộc sống. Luật đã thể chế hóa kịp thời nhiều chủ trương mới của Đảng, Nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường, tiếp cận hài hòa với luật quốc tế, sửa đổi nhiều nội dung về quản lý chất lượng môi trường phù hợp với tình hình thực tiễn, hướng tới bảo vệ sức khỏe người dân.
(Ngày Nay) - Những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, đông đảo dư luận đã phản ứng gay gắt với nội dung quy định tại khoản 4, Điều 118 dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) lần 3 do Bộ Tài nguyên Môi trường soạn thảo, quy định:“Các cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, không thuộc hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, quan trắc môi trường cấp tỉnh khi công bố thông tin về chất lượng môi trường xung quanh phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”.
Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định, phân công rõ trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng không khí. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh phải có biện pháp xử lý khẩn cấp.
Sáng ngày 26/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể trực tuyến, nghe trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).