Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020: Chưa chuẩn so với Hiến Pháp

(Ngày Nay) - Những ngày qua, trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, đông đảo dư luận đã phản ứng gay gắt với nội dung quy định tại khoản 4, Điều 118 dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) lần 3 do Bộ Tài nguyên Môi trường soạn thảo, quy định:“Các cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, không thuộc hệ thống quan trắc môi trường quốc gia, quan trắc môi trường cấp tỉnh khi công bố thông tin về chất lượng môi trường xung quanh phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan thẩm tra dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thoàn tiện dự án Luật trước khi trình lên Quốc hội đóng góp ý
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan thẩm tra dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thoàn tiện dự án Luật trước khi trình lên Quốc hội đóng góp ý

Để làm rõ hơn tính thực thi pháp luật của điều khoản này, phóng viên Ngày Nay có cuộc tham vấn ý kiến của một số chuyên gia trong ngành luật và chuyên gia hoạt động về môi trường.

Không nên dập tắt tiếng nói của người dân trong việc bảo vệ môi trường

"Thật dễ để hiểu khi các nhà làm luật dự trù và muốn kiểm soát việc công bố thông tin liên quan tới chất lượng môi trường xung quanh của các cá nhân, doanh nghiệp. Một mặt nhằm nắm bắt kịp thời thông tin để xử lý về tính đúng đắn và chính xác của sự việc. Mặt khác là đưa ra các phương án khắc phục phù hợp thay vì công bố làm hoang mang người dân trong khu vực. Nhưng không chỉ dừng ở đó, các nhà làm luật cần đối diện với các vấn đề khác, mà những vấn đề đó đã hạn chế quyền tự do của một công dân thế nào? 

Thứ nhất, đó là tiếng nói của các người dân về ô nhiễm môi trường xung quanh họ sẽ bị dập tắt và việc chung sức đứng ra bảo vệ môi trường khi một trong các cơ quan nhà nước còn sai sót trong quản lý hay không làm tròn nhiệm vụ sẽ vô cùng khó khăn khi phải thông qua thủ tục đăng ký và chờ duyệt đến từ cơ quan đó.

Thứ hai, đó là về tính cấp thiết của bảo vệ môi trường. Không phải bất cứ sự ô nhiễm môi trường nào cũng mang một bản chất như nhau, đôi lúc sự cấp bách của việc phát hiện kịp thời và giải quyết ô nhiễm môi trường là rất cần thiết. Chỉ cần một sự chậm trễ trong việc công bố thông tin cũng có thể dẫn tới một hậu quả không lường và ngay lúc này thủ tục đăng ký được cho là không phù hợp.

Thứ ba, Đó là trách nhiệm bảo vệ môi trường chung của toàn dân, toàn xã hội, nếu thực thi theo khoản 4 điều 118 thì sẽ dần chuyển thành trách nhiệm riêng của nhà nước. Bởi vì khi mà một cá nhân hay tổ chức phát hiện môi trường đang bị xâm phạm thì điều đầu tiên mà pháp luật muốn họ phải thực hiện đó là thủ tục đăng ký thay vì công bố thông tin và tìm cách khắc phục kịp thời. Đương nhiên là việc có bảo vệ nó hay không thì lại phụ thuộc vào cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Thứ tư, Khi xuất hiện thủ tục đăng ký trước khi công bố thông tin về chất lượng môi trường, mô hình chung tự tạo cho các doanh nghiệp có xu hướng xử lý trách nhiệm môi trường của mình chỉ bằng cách làm thân với cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền về bảo vệ môi trường.

Vậy thì tự hỏi, các cá nhân, tổ chức sẽ phải làm gì khi phát hiện môi trường đang bị xâm phạm và quyền bảo vệ môi trường cũng như công bố thông tin của mình bị giới hạn? Đăng ký ở đâu? Thủ tục hành chính gồm những gì? Mất bao lâu?... Khoảng thời gian đó phát ngôn như thế nào hay phải im lặng chờ đợi cấp phép rồi môi trường xung quanh ô nhiễm ngày càng ô nhiễm?!"

Luật sư Phạm Thị Bạch Tuyết - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, trình bày quan điểm.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020: Chưa chuẩn so với Hiến Pháp ảnh 1

Luật sư Phạm Thị Bạch Tuyết (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Chưa nhất quán với hiến pháp

Bà Nguỵ Thị Khanh (Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID)) người đã có bài Tham luận góp ý cho dự thảo Luật BVMT sửa đổi tại "Hội thảo đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật BVMT (sửa đổi)". Theo đó, bà Khanh trình bày quan điểm về khoản 4 Điều 118, như sau:

Theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như yêu cầu của thực tiễn, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội và cần có sự đóng góp nguồn lực từ mọi thành phần trong xã hội trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Có rất nhiều vụ việc và vấn đề do chính người dân và các tổ chức ngoài nhà nước là người phát hiện từ thực tế nghiên cứu, phân tích của họ. Tuy nhiên, nội dung tại khoản 4 Điều 118 quy định như vậy sẽ dựng lên các rào cản, hạn chế hoạt động của các chủ thể này trong việc phát hiện, đóng góp thông tin dữ liệu cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi 2020: Chưa chuẩn so với Hiến Pháp ảnh 2

Bà Ngụy Thị Khanh tại lễ trao tặng giải thưởng "Anh hùng môi trường" năm 2018 do Quỹ môi trường Goldman (Mỹ) trao tặng. Ảnh: NVCC

Theo quy định của Hiến pháp 2013, vai trò của người dân được phát huy lớn hơn trong việc tham gia vào quá trình chính sách nói chung và thực hiện quyền môi trường nói riêng. Điều 43, Hiến pháp 2013 đã quy định: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Do vậy, người dân có quyền lên tiếng, tố cáo các hành vi vi phạm môi trường, có quyền tham gia vào quá trình xây dựng, hoạch định chính sách, có quyền được biết các thông tin về quy hoạch đất đai, nguồn nước, quản lý chất lượng không khí,…để kịp thời phát hiện các sai phạm và kiến nghị xử lý.

Thực tế cho thấy, một số tổ chức nghiên cứu về chất lượng không khí, khi thiếu thông tin đã có đề nghị được cung cấp thông tin từ cơ quan quản lý nhưng lại không nhận được phản hồi tiếp nhận hay không.

Chính vì thế, điều khoản này chưa nhất quán với Hiến pháp, làm hạn chế quyền tham gia quản lý nhà nước của người dân.Tôi kiến nghị cơ quan soạn thảo và Quốc hội xem xét sửa lại hoặc loại bỏ quy định tại khoản 4 Điều 118 này cho phù hợp với thực tiễn và chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Luật BVMT hiện hành đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 7, thay thế Luật BVMT 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện, Luật đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác BVMT. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực thi cho thấy Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa điều chỉnh kịp thời với những thách thức mới đặt ra đối với công tác BVMT. Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) lần này bao gồm 16 chương và 192 điều, giảm 4 chương và tăng 21 điều so với Luật BVMT năm 2014.

Tại phiên họp thứ 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến tranh luận về một số điều khoản thiếu tính thực thi trong Dự thảo Luật BVMT (sửa đổi) lần này của bộ Tài Nguyên & Môi Trường. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan thẩm tra dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tiếp thu ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thoàn tiện dự án Luật trước khi trình lên Quốc hội đóng góp ý kiến tại kỳ họp thứ 10 tới.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.