Sau khi phẫu thuật xong, tôi có gặp rắc rối gì về giấy tờ không, xin luật sư tư vấn giúp.
Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng Văn phòng luật sư Interla (Đoàn luật sư Hà Nội) trả lời độc giả Minh Hoàng (Đà Nẵng) như sau:
Trước đây, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc chuyển đổi giới tính. Điều này được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự năm 2005 và Khoản 1, Điều 4 Nghị định 88/2008. Theo đó pháp luật nghiêm cấm việc chuyển đổi đối với những người đã định hình, hoàn thiện về giới tính.
Tuy nhiên 10 năm sau quy định trên đã có sự thay đổi. Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2017, việc chuyển đổi giới tính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Ngoài ra, họ còn có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của bộ luật này và luật khác có liên quan.
Thế nhưng, bộ luật trên mới chỉ dừng lại ở mức quy định chung về quyền được chuyển đổi giới tính mà chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể về trường hợp nào được chuyển đổi giới tính. Người được chuyển đổi phải làm những trình tự, thủ tục gì…
Để đảm bảo quyền, lợi ích của mình sau khi chuyển đổi giới tính, bạn nên chờ tới lúc các văn bản pháp luật quy định riêng về lĩnh vực này được ban hành, đi vào thực tế.