Luật sư: Chưa nên phạt lỗi 'không có giấy tờ gốc' với ôtô mua trả góp

(Ngày Nay) - Cảnh sát phạt tài xế không có giấy đăng ký bản gốc là đúng luật, nhưng chưa hợp lý vì lỗi này từ phía ngân hàng cho vay mua xe.
 Luật sư cho rằng chưa hợp tình hợp lý khi xử phạt người mua xe trả góp với lỗi không xuất trình được giấy tờ xe bản gốc. Ảnh minh hoạ: Bá Đô
Luật sư cho rằng chưa hợp tình hợp lý khi xử phạt người mua xe trả góp với lỗi không xuất trình được giấy tờ xe bản gốc. Ảnh minh hoạ: Bá Đô
Phân tích tính pháp lý của việc người vay tiền mua ôtô bị ngân hàng giữ lại Đăng ký xe khiến họ có nguy cơ bị cảnh sát xử phạt lỗi "không mang theo giấy tờ xe bản gốc", luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, Điều 9 Nghị định 11/2012 bổ sung Điều 20a Nghị định 163/2006 quy định: "Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.
Quy định này đồng nghĩa với việc từ ngày 10/4/2012 (thời điểm Nghị định 11/2012 có hiệu lực), các tổ chức tín dụng, ngân hàng, sau khi cho khách hàng vay và làm các thủ tục thế chấp xong phải trả cho người thế chấp giấy đăng ký xe bản gốc.
Theo luật sư, Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008 yêu cầu người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang giấy đăng ký xe bản gốc. Quy định này đã loại trừ thỏa thuận "bên nhận thế chấp giữ giấy đăng ký" với tài sản thế chấp là phương tiện giao thông đường bộ.
"Thực tế, đa số ngân hàng khi cho vay thế chấp đã cố tình thỏa thuận để khách hàng đồng ý cho họ "giữ giúp" giấy đăng ký. Điều này là trái quy định pháp luật, họ muốn đẩy khó khăn cho khách hàng", luật sư Tú nói.
Nhiều chuyên gia pháp lý cũng chỉ ra, khi vay ngân hàng, chủ phương tiện thường bị bên cho vay “bắt chẹt” bằng thỏa thuận đồng ý cho giữ lại giấy tờ đăng ký xe bản gốc. Trong khi đó, nếu tham gia giao thông, tài xế vẫn bắt buộc phải có giấy tờ xe. "Nếu chủ xe bị cảnh sát "sờ tới", áp theo luật, việc xử phạt không sai nhưng chưa hợp tình hợp lý", một luật sư nêu quan điểm.
Các luật sư gợi ý giải pháp rằng các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần thực hiện đúng hướng dẫn không giữ giấy đăng ký phương tiện giao thông bản chính của người vay tiền. Cùng với đó, lực lượng cảnh sát giao thông chỉ nhắc nhở, gia hạn thời gian để các chủ phương tiện giải quyết với ngân hàng. Sau mốc này, cảnh sát bắt đầu xử phạt thì các bên sẽ thấy hoàn toàn thuyết phục.
Ngân hàng than khó đòi nợ nếu phải trả giấy tờ
Ông Lê Văn Quyết, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank cho biết, "đã thành luật", các chủ phương tiện khi vay ngân hàng mua xe trả góp đều phải thế chấp giấy đăng ký gốc tại ngân hàng. Với việc giữ bản chính giấy đăng ký xe để phòng ngừa trường hợp khách hàng không trả được nợ sẽ bị tịch thu tài sản này. Nếu trả bản chính giấy tờ xe, ngân hàng gặp rủi ro rất lớn, bởi lúc này vay thế chấp sẽ như vay tín chấp. Tình trạng tài sản vay bị khách đem thế chấp ở nơi khác là điều có thể lường trước, việc xử lý nợ sẽ rất khó khăn.
"Các ngân hàng thông qua Hiệp hội Ngân hàng đang xin ý kiến thêm từ phía Ngân hàng Nhà nước để có hướng xử lý", ông Quyết nói và cho rằng, Bộ luật Dân sự 2005 trước đây và Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành đều cho phép các bên tự thỏa thuận việc giữ giấy tờ bản chính liên quan tài sản thế chấp.
Theo ông Quyết, nếu cơ quan chức năng không đồng ý cho các nhà băng giữ bản chính giấy đăng ký xe, không còn cách nào khác ngân hàng sẽ phải thu hẹp lại sản phẩm cho vay mua ôtô mà thế chấp bằng chính tài sản này.
Chung quan điểm, một lãnh đạo ngân hàng cổ phần lớn có trụ sở Hà Nội, cho biết các khoản cho vay mua xe có thể lên đến tối đa 70% giá trị xe, nếu ngân hàng không giữ giấy tờ bản chính thì xác định là vay tín chấp. "Độ rủi ro về phía ngân hàng khi đó rất cao. Chúng tôi sẽ buộc phải thay đổi chính sách về sản phẩm vay", ông nói.
Tiến sĩ Bùi Quang Tín (Đại học Ngân hàng TP HCM) phân tích, chiếu theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2015, việc giao nhận giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp là ôtô do các bên có thỏa thuận. Vì thế, khách hàng đồng ý để ngân hàng giữ giấy tờ xe "không có gì sai".
Ông Tín đề xuất, cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy định cho phép ngân hàng được giữ giấy tờ xe hoặc đánh dấu trên giấy chứng nhận để bên thứ ba nhận biết được rõ rằng xe được dùng làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Điều này giúp người dân thuận tiện khi tham gia giao thông và giải quyết được "cái khó" cho ngân hàng. Nếu không chỉ người vay tiền mua xe là bị thiệt.
Cuối tháng 5, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ đạo các ngân hàng sau khi làm hợp đồng vay, thế chấp tài sản phải giao lại bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông, căn cứ Nghị định 163/2006 (được sửa đổi bởi Nghị định 11/2012).
Quy định này đồng nghĩa với việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, sau khi cho khách hàng vay và làm các thủ tục thế chấp xong phải trao trả cho người thế chấp giấy đăng ký xe bản gốc.
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết nội dung trên không mới so với các quy định trước đây, và đã nêu ra trong Nghị định số 163/2006. "Phần lớn do người dân chưa hiểu hết về quyền của mình khi vay thế chấp ngân hàng nên trong thời gian vay đã chấp thuận cho ngân hàng giữ lại bản gốc giấy tờ xe".
Người tham gia giao thông nếu không xuất trình được đăng ký xe, bằng lái xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bản chính... sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt. Mức tiền theo Nghị định 46 với lỗi này từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.