Ly kỳ cuộc ngã giá giao dịch 'cần sa y tế' ngay giữa lòng Hà Nội

Theo người bán, không ai bán cần sa mà gọi tên là cần sa hay cần sa y tế, người ta thường dùng những tên khác như búp Lào, búp Việt hay búp cam… tùy loại.
Ly kỳ cuộc ngã giá giao dịch 'cần sa y tế' ngay giữa lòng Hà Nội

Cuộc ngã giá giữa Hà thành

Những thông tin về một bệnh nhân tìm đến cần sa y tế để chữa trị căn bệnh ung thư gan quái ác của mình đã được PV tìm hiểu. Thế nhưng, độ tin cậy của nhân vật này là hoàn toàn không có cơ sở bởi mơ hồ về lí lịch.

Trong vai một người muốn tìm hiểu về cần sa y tế để chữa ung thư và trầm cảm cho người thân trong gia đình, PV đã tìm hiểu và liên hệ trực tiếp với một người bán cần sa y tế ở Hà Nội.

Ly kỳ cuộc ngã giá giao dịch 'cần sa y tế' ngay giữa lòng Hà Nội ảnh 1

Những lời quảng cáo về sự "thần kì" của cần sa.

Định giá là 200 nghìn đồng/gói, người này cho biết, cần sa mà mình bán là hàng tốt, chất lượng và không pha tạp.

Khi biết PV muốn mua để chữa ung thư và trầm cảm, người này tỏ ý nghi ngờ: “Bạn biết gì về cần sa mà hỏi mua để chữa trầm cảm. Mình không chắc có thể chữa được ung thư và trầm cảm hay không, chỉ biết là khi dùng thì cảm giác phấn khích, ăn được, ngủ được…”.

Để đảm bảo uy tín cho những lời nói của mình, người này gửi cho PV rất nhiều ảnh chụp những gói cần sa nhỏ. Những búp cần sa khô, được bọc trong những túi bóng bịt kín để bảo quản. Thế nhưng nếu nhìn qua ảnh, khó có thể phân biệt được đâu là thật, đâu là cần sa đã được pha trộn các loại cỏ khác.

Sau khi PV chắc chắn sẽ mua hàng, người này mới tỏ ra cởi mở hơn, song vẫn còn nhiều dè dặt.

Theo người này, không ai bán cần sa mà gọi tên là cần sa hay cần sa y tế, người ta thường dùng những tên khác như búp Lào, búp Việt hay búp cam… tùy loại.

Muốn sử dụng những búp này, cũng phải biết cách, nếu không sẽ lãng phí: “Bạn có biết cách sử dụng nó không? Búp thì quấn giấy bạc, hoặc dùng điếu cày hút, không thì bạn pha như nước chè để uống. Nhưng để có được tác dụng tốt nhất, thì phải hút bằng điếu cày” – người này chia sẻ.

Ly kỳ cuộc ngã giá giao dịch 'cần sa y tế' ngay giữa lòng Hà Nội ảnh 2

Cần sa y tế được rao bán trên mạng xã hội.

Khi tỏ ý hơi lo sợ về việc sử dụng cần sa có thể gây nghiện, PV vô cùng sửng sốt vì lời khẳng định chắc nịch của người này: “Bạn yên tâm, đảm bảo 100% là không hề gây nghiện bạn nhé, vì thế mình mới dám bán công khai?!”.

Khi chốt địa điểm và số điện thoại, PV hẹn người này đến Đội Cấn, một con phố náo nhiệt bậc nhất Hà thành để trao đổi. Tuy nhiên, không hiểu lí do vì sao, người này đã khóa facebook và tắt số điện thoại đã liên lạc với PV trước khi màn mua bán cần sa y tế được diễn ra theo chủ định trước đó.

Thổi phồng gây ảo tưởng

Để thổi phồng cho những quảng cáo về thứ tinh dầu gây nghiện này, những người bán loại chất cấm này còn đưa ra thông tin rằng chỉ trong vòng 60 ngày sử dụng, tinh dầu cần sa có thể chữa trị vùng ung thư da melanoma đã hoại tử ăn vào xương là 7mm trở về hiện trạng gần như da bình thường ?!

Cũng theo thông tin đăng tải trên các trang mạng này thì mới đây, những nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra hoạt chất trong cây cần sa có thể ức chế các bệnh gây chết tế bào, cũng như ngăn chặn các mạch máu của khối u phát triển, qua đó hạn chế hiệu quả của sự lây lan bệnh ung thư ?!.

Ly kỳ cuộc ngã giá giao dịch 'cần sa y tế' ngay giữa lòng Hà Nội ảnh 3

Những gói cần sa nhỏ được người bán giới thiệu cho PV

Trên thực tế, không chỉ có một mà còn có rất nhiều người bán cần sa một cách công khai từ mạng ảo đến đời thực, bất chấp những quy định của pháp luật. Những trang mạng này đều cổ súy cho văn hóa cỏ, thứ mà những người này cho rằng nó là một ngành công nghiệp có thể trị liệu và chữa được các bệnh mãn tính như một loại “thần dược”.

Hầu hết những nghiên cứu về cây cần sa hay tinh dầu cần sa mà những kẻ ủng hộ và cổ súy cho văn hóa cỏ đều có nguồn gốc từ nước ngoài. Khoan nói về độ xác thực của những bằng chứng khoa học, ngay cả thông tin về bệnh nhân, bệnh lí hay kết quả chữa trị được đăng tải đều chỉ là những thông tin chưa có sự kiểm chứng rõ ràng.

Để tìm hiểu rõ hơn thông tin về vấn đề này, PV tiếp tục liên lạc với trang “Cần sa y tế ” và nhanh chóng có được cuộc trao đổi với admin page này. Khi hỏi về tinh dầu cần sa để chữa ung thư, người này không ngần ngại mà chia sẻ: “Nói về chữa được ung thư hay không thì có thể khẳng định rằng, những chất trong cần sa có thể chữa được ung thư, nhưng hiện tại các hợp chất đấy không phát triển ở Việt Nam. Ở Việt Nam đã và đang nghiêm cấm các chất cần sa nên không ai chiết xuất và nghiên cứu nó, hiện tại cũng không có thuốc chữa.?!”.

Ly kỳ cuộc ngã giá giao dịch 'cần sa y tế' ngay giữa lòng Hà Nội ảnh 4

Những tranh cãi về việc sử dụng cần sa y tế.

Cần sa bị coi là một chất gây nghiện bị cấm sử dụng và lưu hành ở Việt Nam, nhưng từ khi những trang page đăng tải thông tin về cần sa y tế, những kẻ buôn bán loại cây này lại bắt đầu ráo riết tìm hàng, lấy mục đích giúp những người mắc bệnh đang tìm kiếm những giải pháp chữa trị, nhưng trên thực tế là buôn bán cho những con nghiện khi có nhu cầu.

PGS.TS. Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc BV K Trung ương cho biết, cần sa và các dẫn chất của cần sa không phải là thuốc điều trị ung thư. Tuy có một số chế phẩm được chiết xuất từ cần sa có vận dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư nặng ở giai đoạn cuối để giảm đau, hạn chế triệu chứng như nôn, mệt mỏi nhưng cách dùng và liều lượng như thế nào thì cần có chỉ định của bác sĩ.

Nếu sử dụng cần sa trong thời gian lâu dài sẽ gây ra hậu quả khó lường: gây nghiện, nôn, buồn nôn, các bệnh tim mạch, các biến chứng tiêu hóa. Các trường hợp dùng thuốc và đặc biệt thuốc gây nghiện thì cần có đơn của bác sĩ. Nếu sử dụng cần sa quá 7 ngày sẽ dẫn tới khả năng gây nghiện cao.

Thông tin cần sa y tế có thể chữa được ung thư hay không chưa có cơ sở khoa học và các nghiên cứu chuyên sâu để khẳng định.

Luật sư Nguyễn Bá Sơn, VP luật sư Phidenson Việt Nam cho biết, việc buôn bán cần sa y tế trên các trang mạng xã hội là trái với quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 82/2013, cần sa là chất cấm nằm trong danh mục 1, nghĩa là chất ma túy tuyệt đối cấm. Mọi hành vi mua bán hay môi giới, giới thiệu công dụng của chất này đều bị xử lý theo pháp luật.

Hồng Nhung

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?