(Ngày Nay) - Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM vừa có phản hồi về những vấn đề mà Ngày Nay đã đề cập trong loạt bài viết “Ma trận vay app” đã xuất bản trong tuần thứ ba tháng 12/2022 vừa qua. Tuy nhiên, việc quản lý sau khi cấp phép và hậu kiểm tình hình hoạt động các công ty đang thực hiện cho vay nặng lãi, Sở chỉ thông tin chung chung và lướt qua phần giải pháp xử lý.
(Ngày Nay) - Ngoài vài app lậu thì các công ty vận hành các web, app cho vay nặng lãi đều tự giới thiệu được cấp phép hoạt động hợp pháp, có pháp nhân rõ ràng, trụ sở cụ thể... Thế nhưng, khi phóng viên tìm đến thì chỉ là văn phòng ảo, một số đóng cửa hoặc chuyển đi nơi khác, số khác đăng ký một đường, đặt địa điểm một nẻo... nhưng điểm chung là không có người làm việc.
(Ngày Nay) - Nạn nhân vay tiền qua web, app bị khủng bố điện thoại, bôi nhọ danh dự, đe doạ tính mạng dẫn đến khủng hoảng tâm lý, trốn chui trốn nhủi, thay sim đổi số, không dám ra đường, không dám gặp ai..., có người cầu cứu gia đình, có người bán nhà trả nợ rồi biệt vô âm tín. Phóng viên nhập vai làm “con nợ” và ngay lập tức bị các app cho vay áp dụng cách thức tương tự khi đến kỳ hạn.
(Ngày Nay) - LTS: Tín dụng đen bằng các hình thức cho vay qua mạng internet, qua app (ứng dụng) trên điện thoại di động với mức lãi suất “cắt cổ” vẫn lộng hành dưới vỏ bọc là các công ty tư vấn tài chính, công ty cầm đồ, đẩy người dân vào bần cùng hoá với muôn vàn bi kịch, xót xa.
Được cấp phép là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tên gọi khác của TPCN), nhưng trên nhiều website, mạng xã hội, sản phẩm Hạ Áp Ích Nhân lại được quảng cáo có công dụng như một loại thuốc chữa bệnh, thay thế được thuốc tây y trị cao huyết áp, vi phạm quy định về quảng cáo, gây hiểu nhầm cho người bệnh, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn tới những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng.
Luật sư Trương Anh Tú chia sẻ đi vào nghề luật sư như đi vào một ma trận, không có điểm đầu, không có điểm cuối, đâu đâu cũng là đối tác, đâu đâu cũng là đối thủ.