Mastercard và Asean Foundation khởi động Chương trình Nâng cao năng lực an ninh mạng trong toàn khu vực

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 18/10, Mastercard ký kết Biên bản ghi nhớ với Quỹ ASEAN (ASEAN Foundation), một tổ chức quốc tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với mục tiêu triển khai các sáng kiến nhằm nâng cao năng lực an ninh mạng cho các cơ quan hành chính công và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Các đại diện theo thứ tự từ trái qua phải: Ông Rigo Van den Broeck, Phó Chủ tịch Điều hành, Giải pháp An ninh mạng, Mastercard; Ông Karthik Ramanathan, Phó Chủ tịch Cấp cao, Giải pháp An ninh mạng & Thông tin thị trường, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mastercard; Tiến sĩ Piti Srisangnam, Giám đốc Điều hành Quỹ ASEAN; Ông Satvinder Singh, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Các đại diện theo thứ tự từ trái qua phải: Ông Rigo Van den Broeck, Phó Chủ tịch Điều hành, Giải pháp An ninh mạng, Mastercard; Ông Karthik Ramanathan, Phó Chủ tịch Cấp cao, Giải pháp An ninh mạng & Thông tin thị trường, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mastercard; Tiến sĩ Piti Srisangnam, Giám đốc Điều hành Quỹ ASEAN; Ông Satvinder Singh, Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Nằm trong khuôn khổ hợp tác, chương trình Nâng cao năng lực an ninh mạng ASEAN Foundation - Mastercard sẽ tập trung vào ba mục tiêu chính: nâng cao nhận thức, cung cấp chương trình đào tạo và kỹ năng , nâng cao năng lực thông qua việc chia sẻ công nghệ và kiến thức.

Đối với khu vực tư nhân, sáng kiến sẽ tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 97% tổng số doanh nghiệp trong khu vực và cung cấp 85% cơ hội việc làm. Các sáng kiến bao gồm:

● Trang bị cho các SME khả năng xử lý sự cố trên không gian mạng thông qua Mastercard Trust Center, một cổng thông tin trực tuyến tự phục vụ, cung cấp các khóa học, tài nguyên, công cụ hoàn toàn miễn phí hỗ trợ các SME đảm bảo an toàn an ninh mạng.

● Giúp các SME phát hiện các lỗ hổng trong quá trình hoạt động thông qua My Cyber Risk, một công cụ của Mastercard cho phép các doanh nghiệp xác định, ưu tiên và xử lý các mối đe dọa an ninh mạng đối với hạ tầng kỹ thuật số.

● Cập nhật liên tục cho các SME về những mối đe dọa và hiểm họa tiềm ẩn thông qua những buổi hội thảo, hội nghị về an ninh mạng, cũng như các sự kiện trong ngành có liên quan đến chủ đề an ninh mạng.

Đối với khu vực công, sáng kiến hợp tác sẽ thúc đẩy những hành động thiết thực nhằm đảm bảo các tổ chức hành chính công luôn sẵn sàng đối phó các vấn đề an ninh mạng, bao gồm:

● Thực hiện các buổi hội thảo trực tuyến được thiết kế đặc biệt nhằm giải quyết các thách thức hiện nay về vấn đề an ninh mạng mà các chính phủ trong khu vực ASEAN đang phải đối mặt, cung cấp góc nhìn chuyên môn đối với các vấn đề trọng điểm cho các chuyên gia nắm giữ vai trò liên quan đến an ninh an toàn trên không gian mạng thuộc khu vực công.

● Thực hiện những buổi diễn tập tấn công trên không gian mạng nhằm kiểm tra mức độ sẵn sàng và khả năng chống chịu trước các cuộc tấn công mạng của các tổ chức, đồng thời chỉ ra các điểm có thể cải thiện.

● Thực hiện các báo cáo nghiên cứu, cung cấp các công cụ đánh giá rủi ro cho các cơ quan chính phủ thuộc ASEAN và thúc đẩy đối thoại cũng như hợp tác hướng tới phòng chống các cuộc tấn công trên không gian mạng.

Những sáng kiến này là một phần trong những nỗ lực không ngừng của ASEAN nhằm nâng cao năng lực an ninh mạng của khu vực, xây dựng năng lực an ninh mạng và chia sẻ thông tin về tội phạm mạng cho các quốc gia thành viên.

Ông Satvinder Singh, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế ASEAN cho biết: “Để hiện thực hóa tầm nhìn Kinh tế số ASEAN, chúng ta cần tăng cường hội nhập khu vực, giúp doanh nghiệp hoạt động liền mạch và cung cấp cho người tiêu dùng các dịch vụ số an toàn, thuận tiện, bao gồm các giải pháp thanh toán trực tuyến. Trọng tâm của quá trình chuyển đổi này là củng cố khả năng phục hồi an ninh mạng trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng đang biến đổi không ngừng, ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp.” Ông cũng chia sẻ thêm: “Tôi cũng muốn biểu dương Mastercard và Quỹ ASEAN vì tiên phong trong việc thúc đẩy các sáng kiến an ninh mạng. Với vai trò tích cực của Mastercard trong các giải pháp thanh toán xuyên biên giới, tác động sâu rộng đến hoạt động kinh tế và xã hội trên toàn cầu, các sáng kiến tài chính và bảo mật tiên tiến của Mastercard là không thể thiếu trong việc nâng cao năng lực an ninh mạng và niềm tin kỹ thuật số không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.”

Ông Dr. Piti Srisangnam, Giám đốc điều hành của Quỹ ASEAN, khẳng định "Chương trình Nâng cao năng lực an ninh mạng ASEAN Foundation - Mastercard là một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường năng lực an ninh mạng trong khu vực. Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng trở nên phức tạp, chúng ta cần giúp các quốc gia thành viên không chỉ xây dựng các biện pháp phòng thủ mạnh mẽ hơn mà còn nâng cao khả năng chia sẻ thông tin quan trọng và hợp tác xuyên biên giới. Chương trình này cho phép chúng ta áp dụng một cách tiếp cận thống nhất, tăng cường cả kỹ năng và nguồn lực, để chúng ta có thể cùng nhau giải quyết các thách thức mạng. Bằng cách hợp tác chặt chẽ, chúng ta không chỉ bảo vệ tương lai số mà còn giữ vững vị thế cạnh tranh và khả năng phục hồi của ASEAN trong cuộc đua chống lại các rủi ro an ninh mạng.”

Đông Nam Á đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của nền kinh tế kỹ thuật số, với mức tăng trưởng hàng năm đạt 27% kể từ năm 2021. Mặc dù đầu tư dành cho an ninh mạng trong khu vực đã tăng 14% mỗi năm kể từ năm 2021 và dự kiến sẽ đạt 6,1 tỷ đô vào năm 2026 nhưng vẫn chưa đủ để bắt kịp với tốc độ phát triển của tội phạm mạng trong cùng khu vực với mức tăng 82% từ năm 2021 đến năm 2022. Cùng lúc đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với hệ thống an ninh yếu ớt là mục tiêu chủ yếu của các vụ tấn công. Tại Singapore, có khoảng 52% trong tổng số các vụ tấn công an ninh mạng được ghi nhận trong năm 2023 đã ảnh hưởng đến các SME.”

Ông Safdar Khan, Chủ tịch Khu vực Đông Nam Á, Mastercard, chia sẻ: “Nâng cao năng lực và chuyên môn an ninh mạng là điều cần thiết để chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng trên không gian mạng cũng như xây dựng nền kinh tế số mạnh mẽ. Chương trình hợp tác với Quỹ ASEAN nhằm tăng cường năng lực an ninh mạng trong khu vực Đông Nam Á khẳng định cam kết của Mastercard trong việc củng cố niềm tin trong thế giới số. Bằng cách triển khai những sáng kiến có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến cộng đồng nói chung và SME nói riêng, chương trình hợp tác này sẽ góp phần xây dựng một hệ sinh thái số an toàn, vững mạnh cho tất cả các bên tham gia, mở ra vô số cơ hội cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy phát triển toàn diện tại khu vực Đông Nam Á.”

Mastercard luôn tiên phong trong việc nâng cao an ninh mạng và thúc đẩy niềm tin số trên toàn cầu và tại khu vực Đông Nam Á. Công ty hợp tác với đa dạng doanh nghiệp cả nhà nước lẫn tư nhân thuộc đa dạng lĩnh vực nhằm chống lại sự gia tăng của tội phạm mạng. Tại Đông Nam Á, Mastercard tham gia các sáng kiến như Liên minh Toàn cầu chống lại các hành vi lừa đảo số của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, cũng như Liên minh Toàn cầu Phòng Chống Lừa đảo, nơi Mastercard giữ vai trò Chủ tịch. Ngoài ra, Mastercard cũng hợp tác với nhiều tổ chức để nâng cao năng lực và phát triển nhân tài trong lĩnh vực an ninh mạng tại Đông Nam Á, như Chương trình FlexiMasters về an ninh mạng và niềm tin kỹ thuật số, hợp tác giữa Mastercard và Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, và Trung tâm Bảo mật An ninh mạng Indosat-Mastercard Cybersecurity Center of Excellence tại Indonesia.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản Mỹ Sơn
(Ngày Nay) - Ngày 3/12, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm và chúc mừng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn nhân kỷ niệm 25 năm Khu đền tháp Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2024).