Mastercard và Đối tác CARE ra mắt chương trình Strive Women

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ phụ nữ làm kinh doanh, với mục tiêu tiếp cận 6 triệu doanh nhân ở các khu vực trọng điểm, bao gồm các nền kinh tế APEC như Peru và Việt Nam.
Bà Shamina Singh, Người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Phát triển Toàn diện Mastercard.
Bà Shamina Singh, Người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Phát triển Toàn diện Mastercard.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (APEC CEO Summit) vừa diễn ra, Trung tâm Phát triển Toàn diện Mastercard (Trung tâm) và Tổ chức Nhân đạo Quốc tế CARE đã công bố ra mắt chương trình Mastercard Strive Women nhằm tăng cường sức khỏe tài chính và khả năng phục hồi của các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ lãnh đạo trong các nền kinh tế APEC như Peru và Việt Nam, cũng như ở Pakistan.

Strive Women nhận ra rằng các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ lãnh đạo có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, cộng đồng và hộ gia đình trên toàn thế giới. Các sáng kiến trong Strive Women sẽ tập trung vào việc tăng cường sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp nhỏ, bằng cách hợp tác với các đối tác địa phương ở từng thị trường để cung cấp các sản phẩm tài chính và dịch vụ hỗ trợ phù hợp, đồng thời giải quyết các rào cản giới mà các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo gặp phải. Chương trình hướng tới tiếp cận 6 triệu doanh nhân thông qua các chiến dịch, đồng thời hỗ trợ trực tiếp hơn 300.000 doanh nhân, phần lớn là phụ nữ, phát triển doanh nghiệp và phát huy tiềm năng kinh tế.

Chương trình Strive Women sẽ được CARE triển khai thông qua khoản tài trợ trị giá 9 triệu USD từ Quỹ Mastercard Impact Fund. Giai đoạn hợp tác mới giữa CARE và Trung tâm tiếp nối sự thành công của chương trình Ignite - Sáng kiến Thắp lửa. Từ khoản tài trợ đầu tư ban đầu trị giá 5,26 triệu đô la, Ignite đã huy động các đối tác giải ngân 154,9 triệu đô la cho các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ làm chủ. Theo đánh giá cuối kỳ của Ignite, 79% nữ doanh nhân tham gia đã ghi nhận sự tăng trưởng doanh số bán hàng và 89% cho biết họ tự tin hơn khi điều hành doanh nghiệp.

Bà Shamina Singh, Người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Phát triển Toàn diện Mastercard cho biết: “Khi các doanh nhân nữ có quyền tiếp cận với các công cụ và nguồn lực họ cần, họ sẽ không ngừng quay lại hỗ trợ doanh nghiệp và cộng đồng của họ phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi ra mắt Strive Women vì chúng tôi nhận thấy với khoản đầu tư phù hợp vào đúng thời điểm, các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo sẽ có thể phát triển thịnh vượng trên toàn thế giới.”


Strive Women sẽ mở rộng quy mô và tác động của các chương trình trước đây ở từng thị trường, bằng cách xây dựng một hệ sinh thái rộng mở hơn gồm các bên liên quan cam kết hỗ trợ lâu dài cho các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ lãnh đạo. Chương trình cũng sẽ giải quyết các rào cản giới tính đặc thù mà các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo phải đối mặt thông qua việc thử nghiệm những sáng kiến liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và chăm sóc trẻ em – những vấn đề có tác động lớn đến phụ nữ. Với cách tiếp cận lấy phụ nữ làm trung tâm, Strive Women sẽ tìm cách phát triển các phương pháp giúp các nữ lãnh đạo của các doanh nghiệp nhỏ cân bằng dòng tiền trong gia đình và trong doanh nghiệp, có sự chuẩn bị và khả năng xử lý các cú sốc tài chính cũng như tăng quyền ra quyết định của phụ nữ.

Strive Women nằm trong danh mục các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của Mastercard mang tên Mastercard Strive, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Chương trình Strive Women sẽ tập trung vào bốn trụ cột cốt lõi, bao gồm (i) hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ lãnh đạo phát triển thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các sản phẩm tài chính; (ii) hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để cùng thiết kế các sản phẩm phù hợp, phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ lãnh đạo; (iii) hỗ trợ các sáng kiến để giải quyết các rào cản trên cơ sở giới đối với các doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ lãnh đạo, như chăm sóc trẻ em; và (iv) xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ các nữ lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ bằng cách kích hoạt mạng lưới và chia sẻ các công cụ học tập.

Bà Michelle Nunn, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của CARE USA cho biết: “Các nữ doanh nhân liên tục đối mặt với những thất vọng đến từ những hệ thống không thể tiếp cận hoặc không phù hợp với họ. Tuy nhiên bằng chứng cho thấy phụ nữ có thể trở thành những doanh nhân mạnh mẽ và khách hàng tài chính tốt hơn nam giới, đồng thời, họ có năng lực trả nợ một cách nhất quán và đáng tin cậy. Phụ nữ đầu tư khoản lợi nhuận từ công việc kinh doanh của họ cho gia đình, tạo thêm việc làm và mang lại sự thịnh vượng hơn cho cộng đồng của họ. CARE kêu gọi sự tham gia từ các đơn vị có chung mục tiêu hướng tới sức khỏe tài chính và sự góp mặt của các doanh nhân nữ tham gia xây dựng một hệ sinh thái công bằng hơn cùng CARE.”

Không chỉ dừng lại ở đó, chương trình Strive Women còn hướng tới mục tiêu cải thiện an ninh tài chính và trao quyền kinh tế cho 3 triệu doanh nhân và nhân viên, tiếp cận 30 triệu người và huy động hơn 500 triệu USD vốn tư nhân vào năm 2030. Mastercard cam kết kết nối 1 tỷ người và 50 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tham gia nền kinh tế kỹ thuật số vào năm 2025 và gần đây đã đạt được cột mốc cung cấp cho 25 triệu doanh nhân nữ các giải pháp có thể giúp phát triển doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.