Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: SIS
Hành trình kết nối di sản mộc bản với công nghệ hiện đại
(Ngày Nay) - Trong ngày 26/11, Hội thảo quốc tế lần thứ 10 của Hiệp hội Mộc bản Quốc tế (IAPW) với chủ đề “Mộc bản - Di sản và Công nghệ” đã diễn ra tại khuôn viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Sự kiện do Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật, ĐHQGHN phối hợp với Viện Nghiên cứu Hàn Quốc và Hiệp hội Mộc bản Quốc tế tổ chức. Hội thảo thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia và học giả quốc tế, tạo ra một diễn đàn trao đổi quan trọng về di sản mộc bản trong bối cảnh hiện đại.
Bảo tồn nghề in mộc bản hằng trăm năm tuổi
Bảo tồn nghề in mộc bản hằng trăm năm tuổi
(Ngày Nay) - Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề truyền thống.
Lễ khai giảng thời xưa được xem là một ngày lễ lớn với tầng lớp Nho sĩ, có nhiều nghi thức phức tạp dành cho quan lại và giám sinh trong triều. Ảnh: Thanh niên.
Lễ Khai giảng dưới thời nhà Nguyễn
(Ngày Nay) - Khác với lễ khai giảng hiện nay được tổ chức vào đầu tháng 9, lễ khai giảng dưới thời nhà Nguyễn diễn ra vào mùa xuân, ngay sau nghi thức khai ấn mở triều. 
Những con người, những câu chuyện cũ đã hé lộ quá khứ huy hoàng của nền học vấn nước nhà.
Công chúng hào hứng tìm hiểu về Mộc bản triều Nguyễn, Di sản Tư liệu thế giới được UNESCO công nhận
(Ngày Nay) - Với sự trợ giúp của công nghệ thực tế ảo, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã phối hợp tổ chức Triển lãm 3D “Giáo dục triều Nguyễn – vang vọng còn lại”, nhằm ra mắt hơn 100 tài liệu đặc sắc, lựa chọn từ khối Châu bản, Mộc bản triều Nguyễn – Di sản Tư liệu thế giới được UNESCO công nhận. Đây là một món ăn tinh thần bổ ích cho công chúng Việt Nam trong những ngày giãn cách xã hội, và cũng để mừng một mùa tựu trường nữa lại về.