Một lòng vì dân, một đời vì nước

(Ngày Nay) -Những người từng làm việc trực tiếp với ông nhìn nhận nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người hết lòng vì dân vì nước, thực hiện tốt các ý tưởng cải cách, tạo thành chính sách để thúc đẩy kinh tế trong khi những người dân quê nhà cho biết nguyên Thủ tướng sống chan hòa, gần gũi với bà con làng xóm.
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: TTXVN
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: TTXVN

Là người có thời gian làm việc lâu năm với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trong vai trò Trưởng ban Nghiên cứu của Thủ tướng, trao đổi với báo chí, ông Trần Đức Nguyên đánh giá cố Thủ tướng là người “không ham mê quyền lực” và “lúc nào trong đầu óc cũng chỉ muốn làm cách nào giúp cho nước, cho dân”.

“Lúc nào trong đầu óc ông cũng chỉ muốn làm cách nào giúp cho nước, cho dân. Ngay cả khi đi nước ngoài, ông luôn tìm hiểu người ta làm ra làm sao để học hỏi, tìm cách áp dụng vào nước mình”, ông Nguyên nói.

Với cái tâm như vậy, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải có thái độ ham học hỏi rất đáng kinh ngạc. Không chỉ học từ bạn bè quốc tế, học người tiền nhiệm mà trong rất nhiều quyết sách, nguyên Thủ tướng đã luôn luôn lắng nghe tư vấn của giới chuyên gia rồi mới quyết định áp dụng hay dừng. “Lắng nghe anh em tư vấn chính sách để áp dụng nên ông có nhiều quyết định có tầm nhìn xa, cao về sau này”, ông Nguyên kể.

Ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương cho biết, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người tích cực và kiên quyết xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, đi đôi với mở cửa, hội nhập quốc tế.

Nhiều đồng chí lãnh đạo khác cũng rất nhiệt tình cách mạng theo tinh thần đó, nhưng riêng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải không chỉ có nhiệt tình mà còn là người có ý chí và tâm huyết trong việc xây dựng thể chế và chỉ đạo thực hiện. Ông đã tận dụng được kinh nghiệm của Việt Nam và nắm bắt được yêu cầu đối với Việt Nam trong hội nhập quốc tế để xây dựng thể chế kinh tế Việt Nam. Dưới thời của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, những bộ luật căn bản trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và mở cửa được xây dựng.

Chính phủ nhiệm kỳ Thủ tướng Phan Văn Khải đã có công rất lớn khi ban hành Luật Doanh nghiệp đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại "giấy phép mẹ", "giấy phép con"; hoàn thành những vòng đàm phán gay go trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO; để lại cho nhiệm kỳ sau một nền kinh tế đang tăng trưởng GDP trên 8% (trong hai năm 2005-2006) và một Việt Nam có vị thế được coi trọng trên trường quốc tế.

Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết: Khi tôi làm công tác Mặt trận Tổ quốc cũng có nhiều kỷ niệm với ông Sáu Khải. Vào năm 2000 chúng tôi phát động Ngày vì người nghèo. Ông Trần Đức Lương lúc đó là Chủ tịch nước đã ra lời kêu gọi, còn tôi phát động. Chính phủ và các bộ, ngành hưởng ứng thúc đẩy. Ông Sáu Khải rất hoan nghênh công việc của Mặt trận Tổ quốc. Các chương trình như xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tranh vách đất, làm nhà đại đoàn kết đều được ông hết sức ủng hộ. Có những lúc ông đích thân phát biểu rồi thu băng để phát trên màn hình lúc giao lưu tổng kết chương trình, chính vì thế chương trình có sức nặng lớn.

Hình ảnh vị Thủ tướng bình dị, thân tình ân cần trong mỗi lần về thăm, làm việc với các địa phương đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân.

Ông Lê Trí Tập, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam và cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam nhớ mãi ngày đầu chia tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày đó, nhiều người từ Đà Nẵng vào Quảng Nam làm việc; không có chỗ ở, mọi người ăn ngủ tại nơi làm việc, lấy bàn làm giường ngủ, ông Tập mạnh dạn đề xuất Chính phủ cho cơ chế cấp đất ở cho cán bộ, công chức. Thủ tướng Phan Văn Khải đồng ý ngay.

Có đất rồi nhưng không có tiền làm nhà, tỉnh lại xin Trung ương và Thủ tướng Phan Văn Khải đồng ý cho Quảng Nam mượn tiền giúp cán bộ ổn định chỗ ở. Trong lúc khó khăn như thế, chính cách giải quyết linh hoạt và hợp tình của Thủ tướng Phan Văn Khải mà anh em cán bộ tỉnh Quảng Nam nhanh chóng ổn định cuộc sống, yên tâm gắn bó xây dựng quê hương.

Ông Nguyễn Thiết Hùng luôn nhớ về thời kỳ mình làm Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. Đó cũng là lúc ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng Chính phủ. Ngày đó, tỉnh Khánh Hòa đề nghị thành lập Khu hành chính tập trung và được Thủ tướng Phan Văn Khải đồng ý ngay. Việc làm con đường ven biển chạy song song với Quốc lộ 1A cũng được Thủ tướng chấp thuận.

Ông Nguyễn Thiết Hùng tâm sự, những công trình như tuyến đường ven biển đến nay đã phát huy hiệu quả, giúp kinh tế tỉnh Khánh Hòa phát triển: "Tính anh Khải hòa nhã, chịu khó lắng nghe. Khi trình bày ý kiến làm con đường ven biển lúc đó rất khó khăn. Ông động viên chúng tôi phải tiết kiệm, lấy ngân sách địa phương làm. Chúng tôi làm được, có đường ven biển song song với đường Quốc lộ 1A, rất là tốt. Nó là đường giao thông nhưng cũng là đường du lịch. Kéo dài tới đâu thì hai bên đường phố phát triển được, nhà cửa, du lịch, khách sạn phát triển".

Ông Dương Duy Lộc, cán bộ hưu trí phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế cho rằng, Thủ tướng Phan Văn Khải là người gần gũi với dân, luôn quan tâm đến người dân những lúc khó khăn.

Ông Lộc chia sẻ: "Khi làm Thủ tướng, đồng chí Phan Văn Khải rất gần gũi với quần chúng và cách làm việc để lại những ấn tượng vô cùng tốt đẹp. Nhất là những lúc lụt đều lặn lội đều về tận nơi để thăm hỏi bà con rồi có những động viên, có những giúp đỡ của Chính phủ đối với nhân dân, đặc biệt là Huế và nhân dân miền Trung".

Đến Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM, hỏi nhà ông Sáu Khải (nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải), người dân nào trong xã cũng biết và chỉ rõ từng ngõ, đường dẫn vào nhà ông ở ấp Chánh. Bởi với họ, ông không chỉ là một nhà lãnh đạo cấp cao có công lớn trong sự nghiệp cách mạng của đất nước, mà hơn hết ông Sáu Khải (người dân cũng thường gọi là chú Hai, ông Hai, bác Khải) luôn rất gần gũi với bà con láng giềng.

Ông Phạm Minh Ngọc, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thông Hội, từng làm Trưởng ấp Chánh suốt gần 10 năm (1999-2006) kể về kỷ niệm đáng nhớ nhất về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chính là đợt lắp bóng đèn đường nông thôn theo mô hình Nhà nước và nhân dân cùng làm khoảng đầu những năm 2000.

“Khi đó xã và ấp có ý định sẽ lắp đặt các bóng đèn dọc tuyến đường vào nhà nguyên Thủ tướng trước vì ông Khải và gia đình có nhiều cống hiến cho đất nước, quê hương. Tuy nhiên, ngay khi biết ý định của chúng tôi, ông Khải đã “nghiêm nghị” từ chối và yêu cầu “các cháu phải lo lắp đặt cho dân trước đi”. Vì vậy, khu vực nhà Thủ tướng gần như lắp đèn đường sau cùng. Ông luôn ưu tiên lợi ích cho người dân trước...”, ông Phạm Minh Ngọc nhớ lại.

Để tạo điều kiện cho con em trong vùng được học tập tốt hơn, với uy tín của mình, ông Sáu Khải đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng và đưa vào sử dụng Trường Tiểu học Tân Thông Hội năm 2010. Ông Nguyễn Văn Khỏe cho biết, ngôi trường này in đậm dấu ấn của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đến nỗi người dân ở đây hầu như thường gọi ngôi trường này với cái tên thân thương là “Trường Bác Khải”.

Cuộc đời cách mạng của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sẽ luôn được người dân trân trọng và ghi nhớ, đặc biệt là những người con vùng đất Tân Thông Hội, cũng như Đất Thép Thành Đồng Củ Chi. Những cống hiến của ông Sáu Khải có thể cô đọng bằng hai câu đối của chính ông, được khắc trên bức Bình Phong tại cổng Di tích lịch sử đình Tân Thông:

“Vì đất nước quyết ra đi thời trai trẻ
Yêu làng quê xin cống hiến lúc tuổi già”.

Theo Chính phủ
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.