Mua bán 'logo xe vua', thu gần 23 tỷ đồng

(Ngày Nay) - VKSND Tối cao vừa truy tố 10 bị can trong đường dây mua bán logo làm “bùa hộ mệnh” cho ôtô chở quá tải lưu thông tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM về việc đưa hối lộ.
15.000 logo “bùa hộ mệnh” xe quá tải đã được bán ra tại Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM (ảnh minh họa).
15.000 logo “bùa hộ mệnh” xe quá tải đã được bán ra tại Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM (ảnh minh họa).

Mua bán 15.000 logo “xe vua”          

9 bị can bị truy tố về tội Đưa hối lộ gồm: Nguyễn Văn Thới (SN 1976), Trần Quốc Thái (SN 1971),  Lê Thị Cẩm Vân (SN 1982), Mai Văn Thái Em (SN 1979), Trần Trọng Nhân (SN 1988), Nguyễn Văn Phúc (SN 1967), cùng trú huyện Bình Chánh, TPHCM; Huỳnh Tấn Thắng (SN 1985, trú huyện Tân Trụ, tỉnh Long An), Nguyễn Minh Thiên (SN 1988, trú quận Tân Bình, TPHCM) và Nguyễn Mai Hữu Nhân (SN 1990, trú tỉnh Vĩnh Long). Nguyễn Cảnh Chân (SN 1973, trú tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bị truy tố về tội môi giới hối lộ.

Theo đó, từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2015, Thới, Thái, Vân cùng các đồng phạm móc nối với các tài xế, chủ xe tải thường lưu thông trên các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM để hối lộ lực lượng thanh tra giao thông (TTGT), cảnh sát giao thông (CSGT) với mục đích không bị kiểm tra, xử phạt vi phạm lỗi chở hàng quá tải trọng.

Để thực hiện hành vi, Thới và Thái in logo có số “68” và chữ “Garage Thành Đô”, Vân in logo “xe chở hàng” bán cho các tài xế, chủ xe có nhu cầu với giá 2,5 triệu đồng/logo để dán vào đầu phương tiện làm “mật hiệu xe vua” và cam kết sẽ không bị CSGT, TTGT tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM xử phạt. Nếu bị xử lý, Thới sẽ nộp phạt thay hoặc trả lại tiền phạt.

Do tổ tham mưu đặc biệt của Phòng CSGT TPHCM thường xuyên kiểm tra lưu động, vì vậy hằng ngày Thới và Thái trực tiếp hoặc thuê người đi trên một số tuyến đường. Nếu phát hiện các tổ công tác này tuần tra, Thới sẽ báo lại cho lái xe hoặc chủ phương tiện đã mua logo. Trường hợp lái xe, chủ phương tiện đã được thông báo nhưng vẫn đi vào tuyến đường có tổ công tác đặc biệt và bị kiểm tra xử phạt, Thới không chịu trách nhiệm.

Theo cáo trạng, từ tháng 1/2014 đến 8/2015, Thới, Thái đã bán logo cho khoảng 15.000 lượt xe, thu gần 22,8 tỷ đồng. Trong đó, gần 5 tỷ đồng được dùng để hối lộ, số tiền còn lại các đối tượng dùng để nộp phạt cho các chủ xe mua logo trong trường hợp không xin được vi phạm và sử dụng chi tiêu cá nhân.

80 cán bộ CSGT, TTGT liên quan

Cũng theo cáo trạng, Thái và Thới khai đã hối lộ gần 5 tỷ đồng, hưởng lợi 17,4 tỷ đồng. Trong đó, Chân môi giới hối lộ cho CSGT và TTGT ở tỉnh Đồng Nai gần 1,25 tỷ đồng, nhưng thực tế Chân chỉ đưa gần 1 tỷ đồng, giữ lại 300 triệu đồng.

Còn Lê Thị Cẩm Vân thông qua Mai Văn Thái Em, Trọng Nhân, Hữu Nhân, Thắng, Phúc, Thiên bán logo, thu 7,9 tỷ đồng. Vân đưa hối lộ 627 triệu đồng cho CSGT, TTGT các địa phương, thu lợi gần 1,6 tỷ đồng.

Làm việc với cơ quan điều tra, Vân, Thái, Thới khai nhận đã đưa hối lộ cho 62 cán bộ CSGT, 18 TTGT các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM. Cơ quan CSĐT đã lấy lời khai của các cán bộ, chiến sỹ nêu trên nhưng những người này khai không nhận tiền của Vân, Thái, Thới.

Cơ quan CSĐT đã xác minh và ủy thác cho cơ quan CSĐT công an các tỉnh lấy lời khai 1.682 xe mua logo của Vân, Thới, Thái. Theo đó, có 524 trường hợp thừa nhận có mua logo (294 trường hợp mua logo “xe chở hàng”, 230 xe mua logo “Garage Thành Đô”), 1.158 xe không thừa nhận mua logo hoặc không xác minh được do thay đổi địa chỉ cư trú.

Làm việc với cảnh sát, Vân, Thái, Thới khai nhận đã đưa hối lộ cho 62 cán bộ CSGT, 18 cán bộ TTGT các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM. Cơ quan CSĐT đã ghi lời khai của các cán bộ, chiến sỹ nêu trên nhưng những người này khai không nhận tiền của Vân, Thái, Thới.

Người nào đưa hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì bị phạt tù từ 1 năm đến 6 năm. Của hối lộ có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên bị phạt tù từ 20 năm hoặc chung thân.

Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Của hối lộ có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm”.

(Trích các điều  289, 290 - Bộ luật Hình sự)

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.