Đề xuất này đã được xem xét vào tháng 3, nhằm thi hành sắc lệnh mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành hồi đầu năm nay với mục đích ngăn chặn các đối thủ nước ngoài truy cập những dữ liệu về kinh tế, bộ gen và sức khỏe, qua đó sử dụng chúng vào các hoạt động trái phép như bạo lực mạng, hoạt động tình báo và các hành vi tống tiền.
Đạo luật này không chỉ nhắm đến những quốc gia như Nga, Trung Quốc, Iran mà còn bao gồm Venezuela, Cuba và Hàn Quốc.
Bang Washington đã và đang rất nỗ lực trong việc ngăn chặn dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ bị rò rỉ sang Trung Quốc, trước những tác động của cuộc chiến thương mại và công nghệ đã kéo dài nhiều năm.
Năm 2018, một cơ quan chuyên đánh giá các khoản đầu tư nước ngoài có khả năng bị đe dọa đến nền an ninh quốc gia của Mỹ đã từ chối kế hoạch mua lại công ty chuyển tiền MoneyGram International của tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ant Financial Trung Quốc, do những lo ngại về việc dữ liệu cá nhân để định danh của công dân Mỹ có thể bị lợi dụng trái phép.
Giới chức Mỹ cho biết sẽ cấm những giao dịch với các nhà môi giới dữ liệu biết thông tin có nguy cơ “rơi vào tay” các quốc gia đáng lo ngại và cả những giao dịch với nhân viên chính phủ nước này.
Đạo luật ngày 21/10 sẽ lần đầu tiên đưa ra những thông tin chi tiết về loại dữ liệu, số lượng dữ liệu không được phép gửi đi, bao gồm dữ liệu bộ gen của hơn 100 công dân Mỹ và dữ liệu sức khỏe, tài chính của hơn 10.000 người dân. Đạo luật cũng sẽ ngăn chặn việc dữ liệu vị trí địa lý bị truyền đi trên hơn 1.000 thiết bị. Những quy định này sẽ cho phép Bộ Tư pháp Mỹ thực thi việc tuân thủ thông qua cả hình phạt dân sự lẫn hình sự.
Chính quyền Mỹ cho biết những ứng dụng tới từ Trung Quốc chẳng hạn như Tiktok có thể vi phạm quy định này nếu những dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ bị gửi tới công ty mẹ của trang mạng xã hội này.