Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng

(Ngày Nay) - Những giai điệu hùng tráng, hình ảnh các chiến sĩ thuộc Trung đoàn Thủ đô tiến qua các cửa ô trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình đã đưa công chúng trở về với mùa thu lịch sử đầy cảm xúc, nơi niềm vui chiến thắng hòa quyện cùng khát vọng hòa bình mãnh liệt.
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng

Trong chương trình, Chương I với chủ đề "Hà Nội – Ngày trở về chiến thắng" đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người dân Thủ đô khi tái hiện lại một trong những thời khắc lịch sử quan trọng của Hà Nội – ngày đoàn quân chiến thắng tiến về tiếp quản sau gần một thế kỷ bị thực dân Pháp đô hộ.

Ngày hội Văn hóa vì hòa bình là sự kiện trọng điểm nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội. Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội là đơn vị thường trực, phối hợp với các sở, ngành và quận, huyện thực hiện.

Các tiết mục mở đầu ngày hội tái hiện chân thực hình ảnh đoàn quân chiến thắng tiến qua các cửa ô. Dẫn đầu là các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn Quân Tiên phong, với khí thế mạnh mẽ, hào hùng của những người làm nên lịch sử. Lớp lớp đoàn quân đi qua những cái tên thân thương như: Ô Quan Chưởng, Ô Cầu Giấy, Ô Đông Mác, Ô Cầu Dền, cầu Long Biên, Nhà hát lớn, chợ Đồng Xuân, khu phố Cổ… trong sự chào đón nồng nhiệt của người dân hai bên đường. Tiếng reo hò vang vọng, cờ hoa rực rỡ khắp các con phố Hà Nội như một minh chứng cho niềm tự hào và lòng biết ơn mà người dân Thủ đô dành cho những chiến sĩ đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Bước chân của đoàn quân không chỉ đại diện cho chiến thắng, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về khát vọng tự do, hòa bình luôn cháy bỏng trong trái tim mỗi người dân Việt Nam. Ký ức về đoàn quân tiếp quản Hà Nội trong sáng ngày 10/10/1954 được thể hiện chân thực qua các màn biểu diễn nghệ thuật tại Ngày hội Văn hóa vì hòa bình, đưa khán giả ngược trở lại thời khắc lịch sử khi Thủ đô bước sang trang sử mới.

Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 1
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 2
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 3

Rừng cờ đỏ sao vàng tái hiện cảnh chào đón các chiến sĩ giải phóng tại Ngày hội Văn hóa vì hòa bình. Ảnh: HN

Những nghệ sĩ, diễn viên quần chúng và khán giả theo dõi sự kiện không chỉ đóng góp và thưởng thức màn trình diễn nghệ thuật hoành tráng mà như được sống lại những cảm xúc hào hùng, niềm vui vỡ òa trong mùa thu lịch sử.

Thông qua chương trình, người dân Thủ đô, đặc biệt là thế hệ trẻ đã có cơ hội khám phá sâu sắc về lịch sử, giá trị thiêng liêng của hòa bình cùng những hy sinh to lớn mà lớp lớp cha ông đi trước đã trải qua để xây dựng và trao truyền một Thủ đô hòa bình, hiện đại như hôm nay. Đây là dịp để khơi dậy lòng tự hào dân tộc, đồng thời nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của người trẻ đối với quê hương, đất nước. Những câu chuyện về lòng quả cảm, tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” là nguồn cảm hứng để người trẻ tiếp tục nỗ lực gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa và tinh thần của dân tộc.

Nhấn mạnh ý nghĩa của Ngày hội Văn hóa vì hòa bình, bà Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: “Mục tiêu của Ngày hội là tạo ra không gian văn hóa đa dạng, nơi người dân, du khách có thể trải nghiệm những giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại của Hà Nội. Chương trình không chỉ mang đến các hoạt động nghệ thuật đặc sắc mà còn kết nối các thế hệ trong thành phố, đặc biệt trong đó là thế hệ trẻ. Giúp chủ nhân tương lai của đất nước hiểu thêm về lịch sử, từ đó nuôi dưỡng tinh thần tự hào, trách nhiệm với cộng đồng. Sự kiện cũng nhằm quảng bá hình ảnh Thủ đô, thu hút du lịch, kinh tế, góp phần vào sự phát triển bền vững”.

Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở, ban ngành, phối hợp với nhiều đơn vị nghệ thuật để xây dựng chương trình ngày hội đa dạng, phong phú; đảm bảo truyền tải các giá trị lịch sử ấn tượng, giàu cảm xúc tới công chúng. Đơn vị cũng chú trọng tới công tác truyền thông, phối hợp với các cơ quan thông tấn trung ương và thành phố Hà Nội để truyền hình, đưa tin về sự kiện. Điều này giúp lan tỏa thông điệp, ý nghĩa của Ngày hội Văn hóa vì hòa bình đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 4
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 5
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 6
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 7

Màn trình diễn nghệ thuật đại thực cảnh được đầu tư công phu, tạo sự ấn tượng. Ảnh: HN

Các chi tiết trong Ngày hội Văn hóa vì hòa bình, từ các nhân vật lịch sử, hình ảnh các chiến sĩ cho đến những băng rôn, cờ hoa đều được thành phố Hà Nội dàn dựng công phu, tỉ mỉ và sinh động, tạo ra không gian lịch sử chân thực, giàu cảm xúc. Sự hòa quyện giữa các màn diễn cổ điển và những tiết mục mang tính nghệ thuật hiện đại tạo nên bức tranh hào hùng nhưng cũng không kém phần thu hút về hành trình 70 năm phát triển của Thủ đô – từ những ngày đầu giải phóng đến vị thế của một "Thành phố vì hòa bình".

Chương I của sự kiện - "Hà Nội – Ngày trở về chiến thắng" - cũng không thiếu phần tái hiện buổi lễ chào cờ lịch sử đã diễn ra vào buổi chiều ngày 10/10/1954. Lễ chào cờ đặc biệt đánh dấu chiến thắng hoàn toàn của lực lượng cách mạng và cột mốc giải phóng Thủ đô. Tại sân khấu chính bên hồ Hoàn Kiếm linh thiêng, lá cờ đỏ sao vàng của những ngày tháng lịch sử tung bay trên không gian tái hiện Cột cờ Hà Nội trong niềm xúc động khôn tả của hàng ngàn người dân Thủ đô có mặt tại sự kiện. Đó là thời khắc gợi nhắc mỗi người về giá trị của hòa bình, khẳng định nền độc lập vẹn toàn của dân tộc.

Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 8
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 9
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 10
Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 11

Lễ chào cờ diễn ra trong không gian thiêng liêng, đầy xúc động.

Ngày hội Văn hóa vì hòa bình với những màn trình diễn, diễu hành sống động không chỉ khơi dậy ký ức của trang sử vàng chói lọi mà còn gửi gắm thông điệp về tình yêu nước, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm gìn giữ hòa bình.

Hàng ngàn người dân Hà Nội tham dự sự kiện đã không khỏi xúc động khi chứng kiến những hình ảnh hào hùng của quá khứ, cảm nhận tinh thần đoàn kết, ý chí tự cường của thế hệ đi trước. Chương trình đã thành công trong việc tái hiện những khoảnh khắc lịch sử đầy cảm xúc, đồng thời tôn vinh những giá trị bất diệt mà Thủ đô luôn hướng tới trong quá trình phát triển.

Ngày hội Văn hóa vì hòa bình - Bài 1: Hà Nội, Ngày về chiến thắng ảnh 12

Ngày Giải phóng Thủ đô là biểu tượng cho lòng yêu nước, khát vọng tự do của người dân Hà Nội. Ảnh: HN

Việc giữ gìn, truyền bá các giá trị lịch sử đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hội nhập của Hà Nội hiện nay. Hướng đi này không chỉ khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mà còn tạo nền tảng, sức bật cho Thủ đô phát triển bền vững trong tương lai. Trong đó, giá trị lịch sử của ngày Giải phóng Thủ đô chính là biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng tự do của người dân Hà Nội.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.