Nghệ thuật truyền thống không đứng ngoài 'cuộc chiến' chống COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dịch COVID-19 bùng phát, nhiều văn nghệ sỹ đã có những tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài phòng chống COVID-19 được viết bằng nhiều loại hình nghệ thuật cả truyền thống và hiện đại, cùng chung tay với các lực lượng trên cả nước chống dịch bệnh.

Không để mình đứng ngoài cuộc, tác giả Lê Thế Song đã soạn lời, chuyển thể âm nhạc và phát hành gần 20 bài ca thuộc hai loại hình nghệ thuật sân khấu chèo và cải lương về đề tài phòng, chống COVID-19 với ca từ thấm đẫm tính nhân văn, tạo nên xúc cảm đẹp và lan toả trong cộng đồng.

Nghệ thuật truyền thống không đứng ngoài 'cuộc chiến' chống COVID-19 ảnh 1
Soạn giả Lê Thế Song (áo đỏ, ngoài cùng bên trái) và các nghệ sỹ trong quá trình ghi âm bài hát. Ảnh: NVCC

Gần 20 tác phẩm chèo, cải lương về COVID-19

Trong những ngày cả nước cùng chung tay đẩy lùi dịch COVID-19, tác giả Lê Thế Song đã soạn lời và chuyển thể âm nhạc gần 20 tác phẩm thể loại chèo và cải lương đề tài phòng, chống dịch COVID-19 với nội dung ca ngợi lực lượng tuyến đầu chống dịch, thể hiện tinh thần cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh, chống dịch như chống giặc…

Có thể kể đến bài “Bắc Ninh – Bắc Giang, niềm tin chiến thắng” kết hợp giữa dân ca Quan họ và nghệ thuật cải lương với những lời ca ngọt ngào, da diết nhưng đầy ắp tình người: “Đây yên bình vùng quê yêu thương Quan họ, anh hát tặng em một khúc tâm tình, bao nhiêu ân tình gửi về quê hương Bắc Ninh, bao nhiêu nỗi niềm gửi về quê hương Bắc Giang, đang đêm ngày căng mình vì dịch kia đã lan. Ngày cũng như đêm bao tấm gương tình nguyện, quyết liệt Bắc Ninh thần tốc Bắc Giang, bình yên sẽ trở về với hàng vạn công nhân, Tổ quốc gọi tên cả ngành y gắng sức… pháo đài chống dịch ta chẳng chút nào ngơi dịch dữ hiểm nguy chẳng làm vơi ý chí…”.

Bài ca được Nghệ sỹ Nhân dân Tự Long và nghệ sỹ Xuân Hồng thể hiện trong MV “Bắc Ninh – Bắc Giang, niềm tin chiến thắng”. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi MV ra đời, đã có hơn 12.000 lượt người chia sẻ và gần 2 triệu lượt người xem trên youtube và các trang mạng xã hội.

Khi dịch xảy ra ở TP Hồ Chí Minh, tác giả Lê Thế Song cho ra đời tác phẩm cải lương “Chặn dịch kiên cường thành phố yêu thương”; hay như bài chèo “Gửi anh người lính biên phòng chặn dịch” do Nghệ sỹ Nhân dân Khắc Tư và Nghệ sỹ Nhân dân Thuý Ngần thể hiện theo làn điệu Đường trường bắn thước, cũng có nhiều câu ca để lại ấn tượng trong lòng người nghe như: “…dù chông gai gian khó, anh vững tin dịch dữ được đẩy lùi… Tắm nắng gội sương bao ngày, nhường cơm sẻ áo, giữa non xanh có công anh trong lặng thầm, người lính biên phòng một lòng với nước với dân…”. Rồi bài chèo “Hãy đợi em về” do nghệ sỹ Quốc Phòng và Ngọc Bích thể hiện với những lời nhắn nhủ: “Anh ơi gắng đợi gắng chờ, thân thương mái ấm đôi ta xum vầy… Từ chốn tâm dịch anh có biết, đêm trắng lo toan bệnh hết lây lan, tuyến đầu em nguyện khó nguy chẳng rời…”.

Bên cạnh đó, tác giả Lê Thế Song còn có nhiều tác phẩm được công chúng yêu thích như bài “Ngày về chiến thắng” do Nghệ sỹ Nhân dân Tự Long (Nhà hát Chèo Quân đội) và Nghệ sỹ Ưu tú Diệu Hằng (Nhà hát Chèo Nam Định) cùng thể hiện theo làn điệu Quân tử vu dịch, “Khúc hoan ca chiến thắng Corona” do Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Hương và nghệ sỹ Tuấn Cường kết hợp giữa hát cải lương và hát chèo, “Thiên thần áo trắng chiến thắng corona” do Nghệ sỹ Ưu tú Hồ Ngọc Trinh, nghệ sỹ Võ Minh Lâm thể hiện… Các sáng tác của anh được nhiều nghệ sỹ nổi tiếng biểu diễn và nhận được sự hướng ứng khen ngợi của nhiều độc giả.

Không đứng ngoài cuộc

Có thể nói, sau cây bút chèo lão luyện Trần Đình Ngôn, hiện nay Lê Thế Song là tác giả “đắt giá” đối với sân khấu truyền thống, đặc biệt là sân khấu chèo. Chia sẻ về lý do sáng tác các tác phẩm về đề tài chống dịch COVID-19, tác giả Lê Thế Song cho biết, là một người viết cho sân khấu, anh không thể đứng ngoài cuộc với những vấn đề lớn lao của đất nước, của dân tộc, đặc biệt là không thể đứng ngoài những biến cố xảy ra với người dân như đại dịch COVID-19. Hầu như lúc nào, trong suy nghĩ, trong trái tim anh luôn đáu đáu những ca từ để viết lên những bài ca về đề tài phòng chống đại dịch COVID.

Nghệ thuật truyền thống không đứng ngoài 'cuộc chiến' chống COVID-19 ảnh 2
NSND Tự Long và nghệ sỹ Xuân Hồng trong MV “Bắc Ninh-Bắc Giang niềm tin chiến thắng”, kết hợp quan họ và cải lương. Ảnh: NVCC

“Tất cả những sáng tác của tôi nhằm để khích lệ những người đang ở tuyến đầu chống dịch như y bác sỹ, lực lượng quân đội, công an… đồng thời cổ động người dân ý thức hơn trong phòng chống dịch. Hình ảnh những y bác sỹ ngày đêm chiến đấu với dịch bệnh bảo vệ tính mạng, sức khoẻ bệnh nhân, rồi hình ảnh những người lính căng mình trên các tuyến biên giới ngăn chặn mọi hành vi xuất nhập cảnh trái phép có thể mang mầm bệnh, những chú bộ đội trẻ măng chấp nhận màn trời, chiếu đất nhường chỗ cho đồng bào trong khu cách ly…, thực sự mang lại cho tôi những cảm xúc dâng trào”, tác giả Lê Thế Song xúc động chia sẻ.

Nghệ sỹ Xuân Hồng, vợ tác giả Lê Thế Song cũng xuất thân là người làm nghệ thuật, chị đã cổ vũ, kết nối các nghệ sỹ và tham gia hát những sáng tác của chồng mình. Chị chính là sợi dây kết nối nghệ sỹ của các nhà hát thuộc cả hai miền Nam – Bắc như Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội, Nhà hát Chèo Quân đội, Nhà hát Chèo Nam Định, Đoàn nghệ thuật Cải lương Long An… để có những sản phẩm nghệ thuật phối hợp của nhiều nghệ sỹ.

Đến nay, đã có gần 20 nghệ sỹ cải lương và chèo đã tham gia hát các bài ca do tác giả Lê Thế Song viết như Nghệ sỹ Nhân dân Tự Long, Thuý Ngần, Thanh Tuấn, Thanh Hương, Khắc Tư. Các Nghệ sỹ Ưu tú Hồ Ngọc Trinh, Diệu Hằng, Phương Mây, Hoàng Tùng, Ngọc Bích, Thuỳ Linh, Hà Bắc… Tài năng trẻ sân khấu chèo Quốc Phòng, Chuông vàng vọng cổ Võ Minh Lâm, nghệ sỹ Quỳnh Sen, Xuân Hồng… Trong đó, Nghệ sỹ Nhân dân Tự Long tham gia tới 10 bài chèo và 2 bài cải lương, Nghệ sỹ Nhân dân Thuý Ngần 5 bài chèo, Nghệ sỹ Ưu tú Diệu Hằng 5 bài chèo, nghệ sỹ Xuân Hồng 4 bài cải lương…

Nghệ sỹ Xuân Hồng cho biết, khi vợ chồng chị ngỏ ý mời các nghệ sỹ tham gia, không một nghệ sỹ nào từ chối, ai cũng hào hứng tham gia với tinh thần trách nhiệm cao, cống hiến vì nghệ thuật, không nhận thù lao mặc dù mất công tập luyện, thu âm… “Qua đợt dịch này mới thấy, các nghệ sỹ trên khắp mọi miền đất nước luôn sẵn sàng cống hiến và không hề đứng ngoài những vấn đề mang vận mệnh của đất nước của dân tộc”, nghệ sỹ Xuân Hồng chia sẻ.

Xem và theo dõi các MV, clip mà các nghệ sỹ biểu diễn các tác phẩm của soạn giả Lê Thế Song, khán giả đều cảm nhận được sự đầu tư công phu, ca từ gần gũi, nghệ sỹ biểu diễn chuyên nghiệp. Nghệ sỹ Nhân dân Tự Long chia sẻ, anh là người động viên tác giả Lê Thế Song viết các bài ca chèo ca ngợi về các tập thể và cá nhân trong công tác phòng chống dịch ngay ở thời điểm đầu của mùa dịch thứ nhất. “Những làn điệu trữ tình của âm nhạc chèo và cải lương có rất nhiều lợi thế để diễn tả tình cảm của con người chia sẻ với nhau trong mùa dịch. Trong lúc dịch giã, anh em nghệ sỹ không được biểu diễn, ngoài việc phải tự lo bảo vệ cho bản thân mình và gia đình, thì việc cho ra các tác phẩm, các ca khúc động viên mọi tầng lớp nhân dân cùng chung tay với Chính phủ chống dịch là trách nhiệm của người nghệ sỹ chúng tôi”, Nghệ sỹ Nhân dân Tự Long chia sẻ.

Đặc biệt, trong các MV, clip chèo, cải lương này, công chúng sẽ thấy sự kết hợp rất thú vị giữa các nghệ sỹ ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đó là hình ảnh Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Tuấn, danh ca cải lương lừng lẫy, người được mệnh danh là “tượng đài” cải lương của thập niên 60, 70 dù đã 71 tuổi nhưng vẫn tham gia thu âm và gửi ra Hà Nội để lắp ghép.

“Đã nhiều tháng qua tôi không đi ca hát được nữa, tôi thấy rất trống trải. Khán giả, bạn bè đều gọi điện thoại, nhắn tin nói muốn được nghe tôi ca. Tôi theo dõi sát từng diễn biến về tình hình dịch COVID của cả nước, đặc biệt là ở TP Hồ Chí Minh, nơi đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tôi mong những lời ca của mình đến được với mọi người, chia sẻ những thông điệp về phòng, chống dịch, mong dịch chấm dứt sớm để mọi người trở lại với cuộc sống bình thường của mình, không còn phải lo sợ vì bệnh tật nữa”, Nghệ sỹ Nhân dân Thanh Tuấn chia sẻ từ tâm dịch TP Hồ Chí Minh.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.