Nghỉ học thứ Bảy có thực sự giảm tải cho học sinh?

[Ngày Nay] - Mới đây Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã đề xuất không tổ chức dạy và học vào thứ Bảy ở các cơ sở giáo dục phổ thông.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều người nghi ngờ, việc học sinh được nghỉ học vào thứ Bảy có đúng nghĩa giúp học sinh “giảm tải” hay chỉ theo kiểu hình thức, bắt học sinh học dồn các ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu để nghỉ thứ Bảy.

Cha mẹ bối rối

Theo lý giải từ Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quộc hội, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban cho biết, hiện nay, đại bộ phận người lao động nghỉ làm việc vào thứ Bảy và Chủ nhật. Việc sắp xếp lịch học của học sinh vào thứ Bảy gây ảnh hưởng tới thời gian chung của các gia đình. Do đó, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đề xuất với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc không tổ chức dạy học vào thứ Bảy ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

Thực tế, phần lớn các trường công lập cấp học mầm non, tiểu học đã thực hiện nghỉ thứ Bảy và Chủ nhật, trừ một số trường do cơ sở vật chất thiếu thốn nên học sinh phải luân phiên học vào thứ Bảy, Chủ nhật. Còn lại, đa số trường THCS, THPT đều đi học thứ Bảy, chưa kể Chủ nhật học thêm đủ các môn. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại tỏ ra e ngại, lo lắng khi con mình được… giảm tải. Anh Nguyễn Hưng (quận Ba Đình) cho biết: “Cả hai vợ chồng tôi đều làm tư nhân, ông bà lại ở xa, việc đưa đón con đi học đều do cả hai quán xuyến. Giờ con trai mà được nghỉ thứ Bảy thì không có cách nào khác tôi phải đưa con đến… công ty vì vợ chồng tôi không cho cháu đi học thêm nhiều”.

Chị Huỳnh Thương (quận Cầu Giấy) dè dặt ủng hộ đề xuất này: “Thực tế, gia đình tôi cả hai vợ chồng đều làm cán bộ nhà nước, rất muốn con được nghỉ ngơi. Đề xuất hay nhưng tôi sợ các cháu học sinh sẽ bị rơi vào tình trạng “no dồn đói góp”, gồng mình học hết từ thứ Hai đến thứ Sáu rồi nghỉ thứ Bảy, như thế con sẽ rất mệt mỏi và tội nghiệp, vì chương trình học ngày càng nặng. Việc cắt một ngày học liệu có đúng nghĩa là giảm tải cho học sinh?”.

Ngành giáo dục thận trọng xem xét

Lãnh đạo một số trường THCS, THPT tại Hà Nội cho biết, đề xuất này khó thành hiện thực. PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, việc quyết định nghỉ học thứ Bảy hay không phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, có trường học sinh được học 2 buổi/ngày, nhưng nhiều trường lại chỉ học 1 buổi trên ngày.

Nghỉ học thứ Bảy có thực sự giảm tải cho học sinh? ảnh 1

Theo ông Phạm Trung Dũng, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, đề xuất không tổ chức dạy học vào ngày thứ Bảy còn phụ thuộc vào chương trình học của Bộ GD-ĐT. Hiện học sinh thường học 5 tiết/ buổi, nếu nghỉ thứ Bảy thì các trường sẽ phải dồn chương trình vào dạy trong các ngày còn lại, học sinh phải học 6 tiết/buổi. Các em học tới hơn 12 giờ trưa mới tan học sáng, hoặc tới 7 giờ tối mới tan học chiều. Như vậy là quá sức và không phù hợp với nhịp sinh học của học sinh. Cũng theo ông Dũng, việc nghỉ dạy và học vào thứ Bảy chỉ phù hợp với những trường có điều kiện dạy học 2 buổi/ngày, chưa phù hợp với trường học 1 buổi/ngày. “Muốn giảm tải thực sự thì phải giảm nội dung chương trình học. Theo tôi, khi chúng ta áp dụng chương trình học mới thì việc không tổ chức dạy học vào thứ Bảy mới phù hợp”.

Một Hiệu trưởng khác cũng cho rằng, có rất nhiều nội dung giáo dục cần truyền tải tới học sinh trong nhà trường. Ngoài kiến thức văn hóa, các em còn cần phải học kỹ năng sống, các chương trình ngoại khóa như an toàn giao thông, giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch… chưa kể còn cần thời gian dự trữ trong trường hợp xảy ra bão lũ, thiên tai… trường phải nghỉ hoạt động mà vẫn không làm ảnh hưởng tới thời lượng học của học sinh. Vì thế, Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu kỹ về việc nghỉ thứ Bảy sao cho không ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục của các nhà trường.

Trước đề xuất học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy, nhiều giáo viên ủng hộ và cho rằng sẽ giảm bớt áp lực, giúp học sinh có thêm thời gian để nghỉ ngơi bên gia đình.

Bình luận
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
Động đất có độ lớn 7,3 tại Tonga, cảnh báo nguy cơ sóng thần
(Ngày Nay) -  Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), vào lúc 12h 18 phút theo giờ GMT (tức 19h 18 phút theo giờ Việt Nam) ngày 30/3, một trận động đất có độ lớn 7,3 đã xảy ra tại vị trí cách đảo chính của Tonga khoảng 100km về phía Đông Bắc. Chấn tiêu của trận động đất ở độ sâu 55km.