Người Nhật xúc tiến du lịch chỉ bằng... một củ hành

(Ngày Nay) - Nhật Bản luôn là điểm đến du lịch được ưa thích trên thế giới không chỉ bởi nền văn hoá đặc sắc, thái độ phục vụ tuyệt vời, những khung cảnh tươi đẹp mà còn bởi cách làm du lịch độc đáo, có một không hai.
Hành tây khổng lồ xuất hiện giữa đảo gây chú ý và trở thành địa điểm checkin nổi tiếng
Hành tây khổng lồ xuất hiện giữa đảo gây chú ý và trở thành địa điểm checkin nổi tiếng

Từ đại đô thị lớn được nhiều người biết đến cho đến những vùng quê hẻo lánh hoang sơ với thiên nhiên xinh đẹp, không nơi nào người Nhật bỏ sót để thu hút và thúc đẩy khách du lịch quốc nội và quốc tế.

Người Nhật xúc tiến du lịch chỉ bằng... một củ hành ảnh 1

Đền ngàn cổng Fushimi Inari Taisha - điểm đến được yêu thích nhất Nhật Bản (Ảnh: Nguyễn Phan Anh)

Tính đến cuối năm 2019 trước khi đại dịch COVID- 19 xảy ra Nhật Bản đón được gần 31,9 triệu lượt khách quốc tế trong đó theo thống kê của Tổng Cục Du lịch Nhật Bản, số lượng du khách Việt Nam tăng 27.3% so với năm trước đó ước tính đạt 495 ngàn người.

Để làm được điều này, người dân xứ sở mặt trời mọc đã có nhiều cách làm thú vị khiến khách du lịch năm châu phải thán phục vì sự sáng tạo khi biến những điều bình dị thành điểm đến được yêu thích kết hợp với phát triển kinh tế.

Người Nhật xúc tiến du lịch chỉ bằng... một củ hành ảnh 2

Nhật Bản luôn hấp dẫn khách du lịch bằng nét đẹp trầm mặc và những sáng tạo thú vị (Ảnh: Nguyễn Phan Anh)

Đảo Awaji là hòn đảo nằm ở phía Nam tỉnh Hyogo- Nhật Bản cách thành phố Kobe 40 phút lái xe. Để đến được hòn đảo này phải đi qua cây cầu treo dài nhất thế giới Akashi kaikyo được Nhật Bản xây dựng với quyết tâm nối liền nhịp sống của đảo với đất liền và biến đây trở thành hòn ngọc du lịch của Nhật Bản.

Trời không phụ lòng người, nơi đây trở thành hòn đảo được mệnh danh là đảo JeJu của Nhật Bản và được đội bóng Anh ở lại trong dịp World Cup 2002 diễn ra tại Nhật Bản và Hàn Quốc.

Người Nhật xúc tiến du lịch chỉ bằng... một củ hành ảnh 3

Người dân Nhật Bản đã tận dụng khai thác thế mạnh ở hòn đảo là thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp cùng những cánh đồng hoa rực rỡ, những bãi biển dài xinh đẹp với lượng hải sản phong phú, tươi ngon, hệ thống nước khoáng thiên nhiên phục vụ nhu cầu tắm Osen dồi dào...  Không chỉ vậy, người dân còn phát huy đặc điểm nổi bật của mảnh đất này là nơi đứng thứ 3 toàn nước Nhật về sản lượng hành tây (93 ngàn tấn hành theo thống kê của hiệp hội du lịch Awaji năm 2017) để thu hút du lịch.

Củ hành tây chính thức được chọn làm biểu tượng du lịch và xuất hiện khắp nơi trên đảo cùng với sự quảng bá trên mọi phương tiện truyền thông.

Hành tây xuất hiện ở vị trí trang trọng nhất ở điểm đón đầu tiên khi khách du lịch bắt đầu lên đảo, trong bảo tàng, trong máy gắp hành tây, trong vô vàn những món ăn đa dạng được chế biến từ hành, những chế phẩm bánh kẹo, quà lưu niệm đặc sắc và cả trong trang phục của tất cả nhân viên hiếu khách trên hòn đảo này.

Người Nhật xúc tiến du lịch chỉ bằng... một củ hành ảnh 4

Máy gắp hành tây được đặt tại Viện bảo tàng thu hút rất nhiều người dừng chân

Sức sáng tạo được thể hiện khéo léo qua máy gắp hành tây được đặt tại viện bảo tàng. Với 500 yên khoảng 100 ngàn đồng bạn sẽ nhận được 5 lần gắp nếu may mắn gắp trúng 1 củ hành tây sẽ đổi được 1kg hành.

Người Nhật xúc tiến du lịch chỉ bằng... một củ hành ảnh 5

Món Hamburger hành luôn được tất cả du khách nếm thử đầu tiên khi đến thăm hòn đảo xinh đẹp

Ngoài tận dụng sản vật địa phương, nơi đây còn được dùng để xây nên công viên giải trí với chủ đề hoàn toàn là các nhân vật nôit tiếng trong truyện tranh Manga và hoạt hình Anime thuần Nhật.

Người Nhật xúc tiến du lịch chỉ bằng... một củ hành ảnh 6

Công viên chủ đề Ningen no mori là điểm đến không thể bỏ qua với fan của "Shin cậu bé bút chì"

Nỗ lực sáng tạo không ngừng của người dân Nhật  Bản thực sự đã giúp cuộc sống người dân trên đảo phát triển và ghi dấu ấn đậm nét hơn nhiều trong lĩnh vực du lịch.

TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.