Tác động của Covid-19 đối với du lịch sẽ kéo dài tới 2021

(Ngày Nay) - Từ rừng tre Arashiyama ở Nhật Bản, cho tới tuyến cáp treo Ngong Ping 360 nổi tiếng của Hong Kong và phố cổ Hội An tại Việt Nam, các địa điểm du lịch nổi tiếng châu Á đều rơi vào tình trạng "thất thu" do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Tác động của Covid-19 đối với du lịch sẽ kéo dài tới 2021

Những đoàn du khách đột ngột "bốc hơi"

Tháng 2 ở Kyoto thường là mùa bùng nổ của du lịch, khi đường phố và công viên chật cứng du khách, phần lớn là người Trung Quốc, tới chụp ảnh hoa anh đào nở. Năm 2018, nền du lịch Nhật Bản đón 32 triệu du khách và 1/4 trong số đó tới từ Trung Quốc. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát,  các ngôi đền Chion và Nison nổi tiếng gần như không có người ghé thăm. Bộ trưởng Y tế Nhật Bản Katsunobu Kato đã kêu gọi công chúng nên tránh những cuộc tụ tập không cần thiết, không quan trọng.

Tác động của Covid-19 đối với du lịch sẽ kéo dài tới 2021 ảnh 1
Rừng tre Arashiyama, vốn là một trong những địa điểm được ghé thăm nhiều nhất ở Kyoto (Nhật Bản), giờ trở nên hết sức yên tĩnh đến độ có thể nghe thấy tiếng gió thổi qua các rặng cây. Ảnh: CNN

Tại Hong Kong, người đứng đầu Tổng cục Du lịch - Dane Cheng, cho biết trong hai tuần đầu của tháng 2, mỗi ngày thành phố chỉ đón khoảng 3.000 du khách, "Đây là sự sụt giảm nghiêm trọng, không chỉ riêng tại Hong Kong mà là phần lớn châu Á", ông Cheng nói.

Tim Cheung, người phát tờ rơi cho một nhà hàng ở Lan Quế Phường, khu phố đêm nổi tiếng của Hong Kong, cho biết các doanh nghiệp tại đây vốn đã bị ảnh hưởng trong các cuộc biểu tình và bây giờ dịch bệnh còn đẩy tình hình đi xa hơn.

"Doanh thu của chúng tôi sụt giảm 70-80%. Về cơ bản, chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Dù có thể mất việc vào ngày mai nhưng hôm nay tôi vẫn phải đi làm, nhiều người Hong Kong cũng rơi vào hoàn cảnh này", Cheung chia sẻ.

Còn tại Siem Reap, nơi có những tàn tích cổ xưa của đế chế Angkor Wat ở Campuchia, khách sạn nổi tiếng Sala Lodge đã 3 tuần nay chưa có thêm khách đặt phòng.

Tác động của Covid-19 đối với du lịch sẽ kéo dài tới 2021 ảnh 2

Khu phố Tàu tại Sihanokuville vắng lặng lạ thường. Ảnh: NY Times

Arne Lugeon, 56 tuổi, chủ sở hữu người Pháp và tổng giám đốc của Sala Lodges, cho biết: "Mặc dù tháng 2 là mùa cao điểm du lịch, nhưng 11 căn nhà gỗ của chúng tôi hầu như bỏ trống. Tôi chỉ có thể hy vọng virus corona sẽ sớm được ngăn chặn".

Thành phố Hội An - điểm đến du lịch nổi tiếng của Việt Nam, nay đã vắng bóng các đoàn khách du lịch Trung Quốc và Hàn Quốc. "Các đoàn khách châu Á gần như biến mất, giờ hầu hết chỉ còn du khách phương Tây", theo bà Patricia Clegg - một công dân Pháp sống lâu năm tại Hội An, cho biết.

Thiệt hại ngoài sức tưởng tượng

Đại dịch Covid-19 đã gây thiệt ra hại khủng khiếp cho du lịch toàn cầu, vốn đóng góp 8,8 nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế thế giới trong năm 2018, theo Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới.

Các quốc gia châu Á đang dần cảm nhận được những tác động sâu sắc của dịch bệnh vốn bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong những năm gần đây, không ít các quốc gia trong khu vực đầu tư vào hệ thống khách sạn, nghỉ dưỡng và sòng bạc nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc, nhưng dịch bệnh kéo dài khiến họ không chỉ mất đi phần lớn khách hàng từ "thị trường tỷ dân" mà không ít khách du lịch phương Tây cũng e dè hơn trong việc lựa chọn điểm đến gần Trung Quốc.

Tác động của Covid-19 đối với du lịch sẽ kéo dài tới 2021 ảnh 3

Khu du lịch Angkor Wat của Campuchia từng tràn ngập khách du lịch Trung Quốc. Trong năm 2018, du khách Trung Quốc đã thực hiện 150 triệu chuyến đi nước ngoài và chi hơn 277 tỷ đô la cho du lịch. Ảnh: Paris Match

"Các quốc gia phụ thuộc nhiều vào khách du lịch Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Singapore, mỗi nước dự kiến sẽ mất ít nhất 3 tỷ đô la doanh thu du lịch", ông Animesh Kumar - chuyên gia phân tích của công ty tư vấn GlobalData, trả lời tờ The New York Times.

Phát biểu trên tờ Bloomberg, ông Jack Ezon, người sáng lập công ty du lịch xa xỉ Embark Beyond, cho biết 75% lượng khách hàng của công ty đã hủy bỏ các chuyến đi tới Đông Nam Á vào tháng 2 và tháng 3. "Họ rất sợ phải tới những nơi gần ổ dịch, hoặc mắc kẹt tại các sân bay ở những nước có nguy cơ cao", ông Ezon nói.

Trong khi đó, CEO của chuỗi khách sạn Hilton - Chris Nassetta, nói với các nhà đầu tư vào ngày 11/2 rằng ông hy vọng tác động của Covid-19 sẽ kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm: "Chúng ta sẽ hứng chịu tác động từ 3-6 tháng đầu, sau đó cần tiếp 3-6 tháng để hồi phục".

Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty lữ hành đều lao đao trước "cơn bão" Covid-19. Theo Catherine Heald - đồng sáng lập và CEO của công ty du lịch châu Á Remote Lands, công ty của cô bán các chuyến du lịch châu Á với giá 1500 USD/ngày cho cặp đôi và hiện tại số lượng hủy vé là rất thấp.

"Các khách hàng của chúng tôi bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc cho những chuyến đi này. Do đó, họ không hề muốn hủy bỏ", Heald cho biết.

Cách giải quyết của Remote Lands cho đến nay chỉ đơn giản là định tuyến lại giá vé máy bay qua các khu vực không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thay thế các tuyến bay qua Hong Kong hoặc Thượng Hải.

"Theo thang từ 1 đến 10, sự gián đoạn đối với hoạt động kinh doanh của chúng tôi chỉ diễn ra trong khoảng 2 hoặc 3, thay vì hủy bỏ thì khách hàng của chúng tôi chọn cách hoãn chuyến", Heald nói.

Cuộc sống sẽ vẫn tiếp diễn

Ngành du lịch thế giới đang nghiên cứu lại những tác động mà đại dịch SARS đã gây ra vào năm 2003 để từ đó tìm kiếm giải pháp khắc phục hậu quả của Covid-19.

Phải mất khoảng 4 tháng kể từ khi WHO công bố cảnh báo toàn cầu về SARS cho đến khi tổ chức này nói rằng căn bệnh đã được kiểm soát và sau đó thêm 5 tháng nữa để dứt điểm dịch bệnh. Theo các nhà phân tích tại AirInsight, dịch SARS đã gây thiệt hại cho các hãng hàng không 10 tỷ USD và khi đó nền kinh tế thế giới chưa kết nối khăng khít như hiện tại.

Nếu phải mất 9 tháng như thời điểm 2003 để dập tắt dich Covid-19, thì các hãng hàng không dự kiến sẽ mất khoảng 29 tỷ đô la doanh thu trong năm nay. Và sẽ còn mất nhiều thời gian hơn nữa để các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn, lữ hành phục hồi như trước.

Tác động của Covid-19 đối với du lịch sẽ kéo dài tới 2021 ảnh 4

Sân bay Chang Changi vẫn mở, nhưng không có sự nhộn nhịp như thường lệ. Ảnh: NY Times

"Hãy nghĩ về Fukushima", Catherine Heald đề cập đến thảm họa hạt nhân năm 2011. "Mọi người đã không còn dám đi du lịch tới Nhật Bản trong nhiều năm. Nhưng mặt trái của vấn đề này đó là khi họ làm như vậy, nhu cầu bị dồn nén đi lại đã đến mức dẫn đến sự bùng nổ về du lịch: lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng từ 13,4 triệu trong năm 2014 lên 31,2 triệu vào năm 2018. Sau nhiều năm phải trấn an các du khách về việc không cần phải lo lắng với phóng xạ, Nhật Bản đột nhiên trở thành điểm đến du ljich phát triển nhanh nhất trên thế giới".

Jack Ezon cũng đồng ý với quan điểm rằng tình hình rồi sẽ dần ổn định trở lại. "Nếu SARS đã tệ, thì Covid-19 còn tệ hơn. Nhưng mọi người còn nhớ tới dịch Ebola? Hiện căn bệnh này chưa hề bị xóa sổ nhưng lượng du khách tới châu Phi vẫn ổn định. Hay dịch bệnh chikungunya ở Ấn Độ Dương năm 2005? Mọi người rồi sẽ quên đi, còn cuộc sống sẽ lại tiếp diễn".

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.