Người tiết lộ 'Hồ sơ Lầu Năm Góc' qua đời ở tuổi 92

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Daniel Ellsberg, người đứng sau vụ rò rỉ "Hồ sơ Lầu Năm Góc" năm 1971 và từ đó châm ngòi cho một cuộc tranh luận lớn về quyền tự do báo chí, đã qua đời hôm thứ Sáu ở tuổi 92.
Người tiết lộ 'Hồ sơ Lầu Năm Góc' qua đời ở tuổi 92

Nhà phân tích quân sự Daniel Ellsberg, người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy không thể phẫu thuật vào tháng 2, đã qua đời tại nhà riêng ở Kensington, California.

Rất lâu trước khi Edward Snowden và Wikileaks tạo ra "vụ nổ" trong dư luận Mỹ và thế giới, ông Ellsberg đã cho người Mỹ biết rằng chính phủ của họ có khả năng đánh lạc hướng và thậm chí lừa dối công chúng. Trong những năm cuối đời, Ellsberg đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho những người như Snowden, trong khi quá trình tạo ra "Hồ sơ Lầu Năm Góc" của ông đã được miêu tả trong bộ phim "The Post" công chiếu năm 2017.

Ellsberg đã bí mật sử dụng phương tiện truyền thông vào năm 1971 với hy vọng đẩy nhanh việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Việc này khiến ông trở thành mục tiêu của một chiến dịch bôi nhọ của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Nixon. Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger thậm chí đã gọi Ellsberg là "người đàn ông nguy hiểm nhất nước Mỹ phải bị ngăn chặn bằng mọi giá".

Khi đến Việt Nam làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ vào giữa những năm 1960, Ellsberg đã có một bản lý lịch ấn tượng. Ông sở hữu 3 tấm bằng từ Harvard, phục vụ trong Thủy quân lục chiến và làm việc tại Lầu năm góc hay Tập đoàn RAND, tổ chức nghiên cứu chính sách có tầm ảnh hưởng.

Ellsberg từng là người có quan điểm "diều hâu" đối với Việt Nam vào thời điểm đó. Nhưng trong cuốn sách xuất bản năm 2003 "Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers", Ellsberg cho biết chỉ một tuần sau khi đặt chân tới miền Nam Việt Nam, ông nhận ra người Mỹ không thể chiến thắng.

Trong khi đó, theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, các quan chức Lầu Năm Góc đã bí mật tập hợp một báo cáo dài 7.000 trang về sự can dự của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1967. Khi bản báo cáo được hoàn thành vào năm 1969, hai trong số 15 bản đã được chuyển đến Tập đoàn RAND, nơi Ellsberg làm việc.

Phong trào phản chiến

Với quan điểm mới về cuộc chiến tại Việt Nam, Ellsberg bắt đầu tham gia các cuộc tuần hành vì hòa bình. Ông bắt đầu cảm hứng sao chép "Hồ sơ Lầu Năm Góc" sau khi nghe một người biểu tình phản chiến nói rằng mình mong được đi tù vì chống lại quân dịch.

Ellsberg bắt đầu lén mang báo cáo tuyệt mật ra khỏi văn phòng RAND và sao chép nó vào ban đêm trên một chiếc máy in Xerox. Chính cậu con trai 13 tuổi và cô con gái 10 tuổi của Ellsberg cũng đóng vai trợ lý bất đắc dĩ. Ellsberg đã mang theo những tài liệu này khi chuyển đến Boston để làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts và cất giữ đống tài liệu trong một năm rưỡi trước khi chuyển đến toàn soạn New York Times.

Tờ báo này đã đăng phần đầu tiên của "Hồ sơ Lầu Năm Góc" vào ngày 13/6 năm 1971. Ngay lập tức, chính quyền của Tổng thống Richard Nixon đã nhanh chóng yêu cầu một thẩm phán ra lệnh ngừng in báo. Tuyên bố của Nixon về quyền hành pháp và viện dẫn Đạo luật gián điệp đã khơi mào cho cuộc đấu tranh giành quyền tự do báo chí trước sự kiểm duyệt khắc nghiệt của chính phủ.

Động thái tiếp theo của Ellsberg là đưa "Hồ sơ Lầu Năm Góc" cho Washington Post và hơn chục tờ báo khác. Trong vụ New York Times kiện chính phủ Mỹ, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết chưa đầy 3 tuần sau lần xuất bản đầu tiên rằng báo chí có quyền xuất bản các bài báo và tờ Times đã tiếp tục in thêm các tài liệu mật.

Trong báo cáo, các quan chức Mỹ đã kết luận rằng cuộc chiến tại Việt Nam có lẽ không thể thắng và Tổng thống John F. Kennedy đã chấp thuận kế hoạch đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Nó cũng cho biết người kế nhiệm của Kennedy, Lyndon Johnson, có kế hoạch mở rộng chiến tranh, bao gồm cả việc ném bom miền Bắc Việt Nam, mặc dù trong chiến dịch tranh cử năm 1964, ông đã phản đối quyết định này. Các bài báo cũng tiết lộ vụ đánh bom bí mật của Mỹ ở Campuchia và Lào và con số thương vong cao hơn báo cáo chính thức.

Chạy trốn

Dù tờ New York Times không tiết lộ ai đứng sau đống tài liệu mật, nhưng FBI đã nhanh chóng tìm ra Ellsberg. Ông lẩn trốn trong khoảng 2 tuần trước khi ra đầu thú ở Boston.

"Tôi cảm thấy rằng với tư cách là một công dân Mỹ, với tư cách là một công dân có trách nhiệm, tôi không thể tiếp tục hợp tác để che giấu thông tin này với công chúng Mỹ", Ellsberg nói vào thời điểm đó. "Tôi đã làm điều này một cách rõ ràng với sự nguy hiểm của chính mình và tôi sẵn sàng nhận mọi hậu quả của quyết định này".

Ellsberg nói rằng ông thấy hối hận vì đã không làm rò rỉ các tài liệu sớm hơn.

Một tuần sau vụ "Hồ sơ Lầu Năm Góc" bị rò rỉ, chính quyền Nixon đã thành lập Đơn vị Điều tra Đặc biệt của Nhà Trắng, hay còn được gọi là "đội thợ sửa ống nước" của Nhà Trắng, đê ngăn chặn thêm các tài liệu và làm mất uy tín của Ellsberg.

Chính "đội thợ sửa ống nước" này cũng là những người gây ra vụ "Hồ sơ Watergate" nổi tiếng đã dẫn đến việc Nixon "hạ đài".

Hai tháng rưỡi sau lần xuất bản đầu tiên của "Hồ sơ Lầu Năm Góc", hai thành viên của "đội thợ sửa ống nước" bao gồm G. Gordon Liddy và E. Howard Hunt đã bị phát hiện đột nhập vào văn phòng bác sĩ tâm thần của Ellsberg để tìm kiếm bằng chứng buộc tội.

Ellsberg và một đồng nghiệp tại RAND cuối cùng bị buộc tội gián điệp, trộm cắp và âm mưu. Nhưng tại phiên tòa xét xử năm 1973, vụ án đã bị bác bỏ với lý do chính phủ có hành vi sai trái khi vụ đột nhập của "đội thợ sửa ống nước" bị bại lộ.

Trong những năm cuối đời, ông Daniel Ellsberg, sinh ngày 7/4 năm 1931 tại Chicago, trở thành nhà văn và giảng viên trong chiến dịch vận động cho sự minh bạch của chính phủ và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ông từng tuyên bố Edward Snowden, người đã cung cấp cho báo chí hàng nghìn tài liệu mật về việc thu thập thông tin của chính phủ Mỹ, đã không làm gì sai trái. Ông cũng coi binh nhì Chelsea Manning là anh hùng vì đã chuyển một kho hồ sơ của chính phủ Mỹ cho trang WikiLeaks.

Khi còn sống, Ellsberg đã xuất bản hai tựa sách, bao gồm "The Doomsday Machine: Confessions of a Nuclear War Planner" năm 2017 và "Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers" năm 2003.

Theo Reuters
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.