Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ tới Chủ tịch TP Hà Nội về việc đốn hạ 6.700 cây xanh trên phố

Nhà báo Trần Đăng Tuấn đã gửi thư ngỏ tới Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo về việc đốn hạ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ tới Chủ tịch TP Hà Nội về việc đốn hạ 6.700 cây xanh trên phố
Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ tới Chủ tịch TP Hà Nội về việc đốn hạ 6.700 cây xanh trên phố - anh 1

Hàng trăm cây cổ thụ trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân - Hà Nội) đã bị chặt hạ hồi cuối năm 2014 để phục vụ thi công tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Ảnh Nguyễn Dương).

Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Thảo
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ đô mà trong cả nước.
Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt một số cây nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như cây nguy hiểm, bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn; Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống; Để đảm bảo giao thông.
Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6.700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.
Tôi xin kiến nghị ông Chủ tịch:
Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6.700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?
Hãy thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6.700 cây đó để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người dân không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở Xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.
Hãy để các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.
Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt.
Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào.
Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch.
Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này.
Trân trọng!

Trần Đăng Tuấn

(Phố Mỹ Đình - quận Từ Liêm - Hà Nội)

Theo Dân Trí

Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.