Nhà thờ Metz - công trình nghệ thuật và kiến trúc phi thường của loài người

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Được biết đến với biệt danh "Đèn lồng của Chúa", Nhà thờ lớn Metz là một trong những kiến trúc tôn giáo vĩ đại nhất thời Trung Cổ với bề dày lịch sử 800 năm.
Nhà thờ lớn Metz, Moselle, Pháp. (Ảnh: CNN)
Nhà thờ lớn Metz, Moselle, Pháp. (Ảnh: CNN)

Đã 8 thế kỷ trôi qua, từ khi Giáo hoàng Honorius III ban hành lệnh gây quỹ xây dựng Nhà thờ lớn Metz, Moselle, Pháp. Tuy vậy, phải hơn 3 thế kỷ sau, kiến trúc lịch sử này mới được hoàn thành. Nhà thờ lớn Metz còn được biết đến với cái tên “Đèn lồng của Chúa”.

Do màu mật ong đặc trưng của tường và những bức tranh kính màu thuộc hàng lớn nhất thế giới, “Đèn lồng của Chúa” là biệt danh phù hợp nhất cho Nhà thờ lớn Metz, hay Nhà thờ Saint Stephen. Công trình này còn sở hữu một trong những gian giữa cao nhất thế giới theo phong cách Gothic cổ điển, biến nó thành một biểu tượng cho kiến trúc tôn giáo thời Trung Cổ.

So với các công trình có kích thước tương đương như Nhà thờ Cologne và Nhà thờ Đức Bà ở Paris, Nhà thờ lớn Metz kém nổi tiếng hơn khá nhiều. Theo Christoph Brachmann, chuyên gia về kiến trúc và nghệ thuật Trung Cổ tại trường Đại học Bắc Carolina, lý do khiến Nhà thờ lớn Metz không được nhiều người biết đến là do lịch sử xung đột chính trị lâu dài của Metz. Trong quá khứ, rất nhiều đế chế và vương quốc đã thay nhau xâm chiếm và cai trị Metz.

Nhà thờ Metz - công trình nghệ thuật và kiến trúc phi thường của loài người ảnh 1

Gian giữa cao và hẹp của Nhà thờ lớn Metz. (Ảnh: Getty Images)

“Nhà thờ lớn Metz không phù hợp với bất kỳ bối cảnh của một quốc gia nào. Quyền cai trị Lorraine (khu vực Metz toạ lạc) đã liên tục bị chuyển qua lại giữa Pháp và Đức từ thế kỷ 16. Vì vậy, không thể khẳng định Nhà thờ lớn Metz thuộc nền văn hoá của Pháp hay của Đức,” Christoph Brachmann cho biết.

Do đó, Nhà thờ lớn Metz được xem như một bí mật lớn của Tây Âu, bất chấp lịch sử gắn liền với chiến tranh, hoả hoạn và các cuộc vây hãm. Những bức tranh kính màu ghép của công trình được tạo nên bởi bàn tay của hàng trăm nghệ nhân qua nhiều thế kỷ. Hiện tại, nhà thờ vẫn đang tiếp tục được trùng tu, với thiết kế kính màu mới của nghệ sĩ Hàn Quốc Kimsooja sẽ được trình làng vào năm sau.

Sự tôn kính với kiến trúc truyền thống

Năm 1220, Metz là một trong những trung tâm thương mại lớn và quan trọng nhất của Đế chế La Mã. Vào khoảng giữa thế kỷ XIII, khi thị hiếu kiến trúc của người châu Âu phát triển, nhiều công trình tại châu Âu đã được trùng tu hoặc xây dựng lại theo phong cách Gothic.

Nhà thờ Metz - công trình nghệ thuật và kiến trúc phi thường của loài người ảnh 2

Một chi tiết ngoại thất của nhà thờ. (Ảnh: Getty Images)

Theo nghiên cứu của Brachmann, 36 công trình như vậy hiện vẫn đang tồn tại, dù “trong những điều kiện bảo tồn khác nhau”. Điểm chung giữa chúng là đều được xây dựng từ đá vôi Jaumont, loại đá chỉ có thể khai thác trong khu vực vài héc-ta xung quanh Metz. Màu vàng đặc trưng của đá được tạo nên từ oxit sắt. Thời Trung Cổ, đá vôi Jaumont khá đắt đỏ, nhưng được sử dụng rất rộng rãi để làm vật liệu xây dựng. Nhà thờ lớn Metz là công trình ấn tượng nhất được xây dựng bằng loại vật liệu này.

Tuy nhiên, dù thừa kế một số đặc trưng của kiến trúc Gothic như các trụ bay, mái vòm có sườn và một chóp nhọn được trang trí công phu, Nhà thờ lớn Metz đã phá vỡ nhiều kiến trúc truyền thống thời Trung Cổ.

Một số đặc điểm không chính thống của Nhà thờ lớn Metz, theo Brachmann, đó là mái vòm thấp và không có mặt tiền cao 2 tầng phía Tây. Diện tích nhỏ và không gian hẹp chứng tỏ nhà thờ không được định hướng theo trục đông tây truyền thống. Có vẻ đây là sự sắp đặt có chủ đích, nhằm bảo tồn các kiến trúc tôn giáo đã tồn tại từ rất lâu trong khu vực.

Nhà thờ Metz - công trình nghệ thuật và kiến trúc phi thường của loài người ảnh 3

Hình ảnh thành phố cổ Metz và Nhà thờ lớn Metz nhìn từ trên cao. (Ảnh: Getty Images)

Brachmann khẳng định, đây là bằng chứng cho việc kiến trúc sư đã kết hợp thiết kế của một nhà thờ vào tác phẩm của mình, thay vì phá hủy nó và xây lại từ đầu - một chi tiết kỳ quặc trong quá trình xây dựng Nhà thờ lớn Metz.

“Rõ ràng, họ không muốn công trình kiến trúc mới sẽ xâm phạm và phá huỷ lịch sử. Thông thường, khi muốn xây một công trình, các chủ đầu tư sẽ cấp tiền và đất đai ở một nơi khác cho người dân đang sống tại khu vực cần xây dựng, và yêu cầu họ chuyển đi. Nhà thờ Đức Bà Amiens đã được mở rộng theo cách này. Nhưng những gì đã xảy ra với Nhà thờ lớn Metz là rất bất thường,” Brachmann ngạc nhiên. Ông nhận định rằng, các chủ đầu tư và kiến trúc sư xây dựng nên Nhà thờ lớn Metz rõ ràng có một sự tôn kính nhất định với di sản kiến trúc truyền thống của Metz.

Liên tục phát triển qua các thời đại

Công trình kiến trúc ngoạn mục này đã mất 300 năm để hoàn thiện. Đó là một khoảng thời gian quá dài, thậm chí với tiêu chuẩn thời Trung Cổ. Bên cạnh những hạn chế trong vận chuyển, cả chiến tranh, suy thoái kinh tế và dịch bệnh (Cái chết Đen) đều góp phần kéo dài tiến độ hoàn thành.

Khi chính thức hoàn thiện vào năm 1520, kiến trúc của nhà thờ đã liên tục bị thay đổi theo thị hiếu kiến trúc của từng thời kỳ.

Nhà thờ Metz - công trình nghệ thuật và kiến trúc phi thường của loài người ảnh 4

Thiết kế cửa sổ hình hoa hồng có từ thế kỷ 14 tại Nhà thờ lớn Metz. (Ảnh: Getty Images)

Trong thời kỳ Khai sáng thế kỷ 18, Công tước Belle-Isle đã ra lệnh dỡ bỏ các tu viện và toà nhà cạnh Nhà thờ lớn Metz để nhường chỗ cho một quảng trường. Cũng trong thế kỷ 18, kiến ​​trúc sư Jacques-François Blondel đã cải tạo nhà thờ theo phong cách tân cổ điển bằng cách thêm vào các dãy cột lớn. Tại mặt tiền, những cổng vòm có nhiều hàng cột được xây dựng. Kiểu kiến trúc này đặc trưng cho các ngôi đền Hy Lạp cổ đại, hơn là các nhà thờ Trung Cổ.

Thế kỷ 19, Nhà thờ lớn Metz tiếp tục được cách tân bởi sự phục hưng của kiến trúc Gothic. Tuy nhiên, phần lớn sự trùng tu là để khắc phục hậu quả của cuộc hoả hoạn xảy ra năm 1877. May mắn thay, hoả hoạn xảy ra bên ngoài nhà thờ và không phá huỷ các mái vòm.

Nhà thờ Metz - công trình nghệ thuật và kiến trúc phi thường của loài người ảnh 5

Hình ảnh bên trong Nhà thờ lớn Metz năm 2012. (Ảnh: Getty Images)

“Vở kịch của ánh sáng và bóng tối”

Với khoảng 6.500 mét vuông các bức tranh kính màu ghép, Nhà thờ lớn Metz không chỉ mang ý nghĩa lịch sử và tôn giáo - nó còn là một tác phẩm nghệ thuật đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, cả 3 yếu tố trên đều liên quan mật thiết đến nhau: trụ bay giảm áp lực cho các bức tường chịu lực, cho phép tạo ra không gian lớn hơn cho những bức tranh kính màu rực rỡ. Thiết kế kính màu ghép của Nhà thờ lớn Metz đã tạo nên một “vở kịch của ánh sáng và bóng tối”.

Nhà thờ Metz - công trình nghệ thuật và kiến trúc phi thường của loài người ảnh 6

Một số bức tranh kính màu trong tổng diện tích hơn 6.500 mét vuông tranh kính màu của Nhà thờ lớn Metz. (Ảnh: Getty Images)

“Sách Khải Huyền kể rằng sau ngày phán xét, bạn sẽ lên thiên đàng và bước vào một ‘Jerusalem’ mới. Đó là thành phố với những bức tường rực rỡ sắc màu như châu báu. Các tấm kính màu trong nhà thờ chính là nỗ lực để tái tạo lại thành phố ấy trong hiện thực,” Vivienne Ruud, một hướng dẫn viên của Nhà thờ lớn Metz cho biết.

Trong bề dày lịch sử 800 năm của mình, nhà thờ đã được trùng tu bởi bàn tay thiết kế của nhiều nghệ nhân, cùng nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Cửa sổ 3 tầng là tác phẩm của một trong những thợ thủy tinh nổi tiếng nhất thế kỷ 14, Hermann von Münster. Charles-Laurent Maréchal đã tạo nên các bức tranh tôn giáo rất công phu, tỉ mỉ qua các tấm kính màu ghép. Cũng với những tấm kính này, nhà lập thể Jacques Villon sử dụng những mảng màu lởm chởm để thể hiện tính tượng hình và trừu tượng. Trong khi đó, nghệ sĩ người Pháp Roger Bissière là cha đẻ của phong cách thiết kế kính màu bao gồm rất nhiều mảnh tứ giác nhỏ, được sắp xếp hỗn loạn nhưng có ý nghĩa rõ ràng khi nhìn từ xa.

Theo hướng dẫn viên Ruud, thiết kế kính màu ghép của Bissière có thể tạo ra hiệu ứng thiền định - hay giúp tâm trí con người yên tĩnh hơn. “Vì cửa kính do Bissière thiết kế không phản ánh một hình ảnh nào cụ thể, nên khi nhìn vào, những suy nghĩ khác sẽ được cởi bỏ và tâm trí bạn hoàn toàn trống rỗng.”

Tuy vậy, thiết kế kính màu ghép nổi tiếng nhất thuộc về Marc Chagall. Nghệ nhân nổi tiếng lấy cảm hứng từ các chủ đề liên quan đến Kinh Thánh cho tác phẩm của mình. Khi đó, dù đã 70 tuổi, Marc Chagall vẫn cống hiến hết phần đời còn lại cho các bức tranh kính màu.

Nhà thờ Metz - công trình nghệ thuật và kiến trúc phi thường của loài người ảnh 7

Một số thiết kế tranh kính màu của nghệ nhân nổi tiếng Marc Chagall. (Ảnh: Getty Images)

Bước tới tương lai

Trong lễ kỷ niệm 800 năm thành lập vào tháng 11 năm 2021, lịch sử phát triển của Nhà thờ lớn Metz sẽ tiếp tục được nối dài bằng một sự kiện trọng đại: lễ ra mắt các mẫu thiết kế tranh kính mới nhất.

Tham gia vào cuộc chơi trải dài 8 thế kỷ của những nghệ nhân thuỷ tinh bậc thầy là một nghệ nhân nữ tới từ Hàn Quốc, tên Kimsooja. Thông tin chính thức vẫn chưa được công bố. Nhưng nếu mọi việc trở thành hiện thực, Kimsooja sẽ là nghệ nhân nữ đầu tiên trong lịch sử góp công sức vào các tấm kính màu ghép của Nhà thờ lớn Metz.

“Cô ấy sử dụng các hạt nano để biến đổi ánh sáng,” Ruud nhận xét sau khi đã xem qua các bảng màu của Kimsooja, “giống như khi bạn cầm trên tay một lăng kính và nó vỡ ra thành nhiều dải màu khác nhau.”

Nhà thờ Metz - công trình nghệ thuật và kiến trúc phi thường của loài người ảnh 8

Một số thiết kế tranh kính màu của nghệ nhân đến từ Hàn Quốc Kimsooja. Toàn bộ thiết kế của cô sẽ được công bố vào cuối năm 2021. (Ảnh: Gety Images)

Khi mới nhìn vào, người xem sẽ tưởng đó là những mảng màu cố định. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ thấy các màu sắc đang chuyển động. Khi ánh sáng bị khuếch tán, hoặc khi một đám mây bay qua, các tấm kính sẽ tạo ra những ánh sáng nhấp nháy.

Đây có vẻ là một nét cách tân phù hợp cho một công trình vĩ đại, đã liên tục chứng kiến sự thay đổi suốt chiều dài 800 năm lịch sử.

Theo CNN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.