Nhiều quốc gia dừng tiêm vaccine AstraZeneca: Bộ trưởng Y tế nói gì?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đến nay trên thế giới có nhiều quốc gia quyết định tạm dừng tiêm vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca do ghi nhận trường hợp đông máu sau tiêm.

Sáng 17/3, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với các địa phương về công tác phòng dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến cuối giờ chiều 16/3, Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng cho tổng cộng 20.695 người.

Họ là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.

Trong đó, 4.078 trường hợp có phản ứng thông thường sau tiêm. Một số ít người phản ứng phản vệ độ 2, 3, đã được xử lý và đều ổn định sức khoẻ.

"Bộ Y tế đã chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế tiến hành tiêm vaccine COVID-19 phải vừa tiêm, vừa theo dõi đánh giá một cách cẩn trọng và an toàn. Trên báo cáo, có 16 trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm vaccine, tuy nhiên, Hội đồng Tiêm chủng đã đánh giá lại và xác định chỉ có 5 trường hợp phản vệ độ 2 và 1 trường hợp phản vệ độ 3. Trường hợp độ 3 này là do công tác cấp cứu không thực hiện theo phác đồ của Bộ Y tế. Chúng tôi đã cử các chuyên gia tới chấn chỉnh cơ sở tiêm này để thực hiện tốt trong thời gian tới", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Nhiều quốc gia dừng tiêm vaccine AstraZeneca: Bộ trưởng Y tế nói gì? ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.

Cũng theo người đứng đầu ngành Y tế, trước thông tin về các trường hợp bị đông máu sau tiêm vaccine AstraZeneca, Bộ Y tế đã liên tục đánh giá, theo dõi: "Đến thời điểm này, tại Việt Nam không có bất cứ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm. Bộ Y tế vẫn yêu cầu tất cả các cơ sở y tế tiếp tục tập huấn cho các cán bộ y tế, đồng thời tổ chức các điểm tiêm, cơ sở tiêm phù hợp, an toàn. Tới đây, các cơ sở y tế tiếp tục tổ chức tiêm vaccine COVID-19".

Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới, việc kiểm soát dịch COVID-19 phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vaccine. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vaccine nhập khẩu còn hạn chế và dự kiến đến năm 2022, vaccine do Việt Nam sản xuất mới được đưa vào sử dụng.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay theo thông điệp 5K.

“Năm 2021, tiêm chủng vaccine đang được triển khai khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch chưa có điểm kết thúc, nhiều chủng mới nguy hiểm hơn của virus đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói.

Về tiến độ mua và tiêm vaccine COVID-19, người đứng đầu Bộ Y tế cho biết, thực hiện Nghị quyết 21 của Chính phủ, Bộ Y tế đã nộp hồ sơ thành công tới Chương trình COVAX Faclility và Chương trình cam kế sẽ cung cấp vaccine và vật tư tiêm chủng miễn phí, khoảng 30 triệu liều. Từ nay đến tháng 5/2021, COVAX sẽ cấp khoảng 4,1 triệu liều vaccine đợt đầu tiên cho Việt Nam, do AstraZenecca sản xuất. Bộ Y tế đang tích cực, khẩn trương làm việc với COVAX để đẩy nhanh tiến độ cung ứng vaccine cho Việt Nam.

Nguồn vaccine của AstraZeneca mua qua Công ty VNVC (khoảng 30 triệu liều), với lô đầu tiên 117.600 liều được sản xuất bởi SK Bioscience (Hàn Quốc) đã về ngày 24/2.

Về các nguồn vaccine khác, Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với các công ty để đa dạng hóa nguồn cung. Bộ Y tế đang làm việc với Pfizer, dự kiến nhà sản xuất có thể cung cấp 30 triệu liều trong năm 2021 (ngày 17/3, Bộ Y tế và Tổ công tác sẽ đàm phán phương án cụ thể). Ngoài ra, Bộ Y tế cũng làm việc để mua vaccine của Johnson &Johnson, Moderna, Quỹ Đầu tư Nga (Sputnik-V)...

Ngoài nguồn vaccine nhập khẩu, vaccine do Việt Nam sản xuất gồm Nanocovax do Công ty NANOGEN phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/2. Vaccine Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3.

Trong báo cáo gửi Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong hơn năm qua, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1 đến 2 năm tiếp. Tại khu vực châu Âu, châu Á, châu Mỹ dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm mặc dù nhiều nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng.

“Thời gian tới, việc kiểm soát dịch COVID-19 phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vaccine. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vaccine nhập khẩu còn hạn chế và dự kiến đến năm 2022, vaccine do Việt Nam sản xuất mới được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay theo chiến dịch 5K”, ông Long nhấn mạnh.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.