Nhiều trạm BOT triển khai phí tự động sau thời gian dài trì hoãn

(Ngày Nay) - Bị Bộ trưởng Giao thông phê bình vì chậm triển khai thu phí tự động, 15 chủ đầu tư BOT bắt đầu đàm phán để thực hiện.
 Thẻ E-tag được dán trên kính xe phía trước. Ảnh: Đ.Loan
Thẻ E-tag được dán trên kính xe phía trước. Ảnh: Đ.Loan

15 nhà đầu tư BOT với 19 trạm thu phí vừa đàm phán ký kết hợp đồng để lắp đặt hệ thống thu phí tự động VETC trong vài tháng tới.

Đơn vị cung cấp hệ thống VETC cho biết, trạm thu phí Hòa Phước (Quảng Nam) đã bắt đầu thu phí tự động cho xe vé lượt sau hơn 3 tháng trì hoãn. Việc cung cấp dịch vụ phí tự động cho các xe dùng vé quý, vé tháng đã triển khai từ tháng tư.

Trong tháng 8, sẽ có 5 trạm BOT là Tam Kỳ (Quảng Nam), Phước Tượng, Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Tiên Cựu (Hải Phòng) và Hoàng Mai (Thanh Hóa) bắt đầu thu phí tự động.

Các động thái trên diễn ra sau khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa phê bình các chủ đầu tư dự án BOT chậm triển khai thu phí không dừng, tại cuộc họp ngày 5/7.

Hiện toàn quốc có hơn 150.000 phương tiện dán thẻ thu phí tự động, song chỉ có 8 trạm áp dụng dịch vụ VETC; còn 13 dự án BOT chưa ký hợp đồng do các nhà đầu tư viện nhiều lý do để trì hoãn.

“Lý do lớn nhất là các nhà đầu tư e ngại tính minh bạch khi lắp đặt hệ thống", Bộ trưởng Nghĩa nói và cho hay, đã nhận được rất nhiều kiến nghị của doanh nghiệp vận tải khu vực phía Nam. Các doanh nghiệp này phản ánh họ đi trên Tây Nguyên rất thuận lợi nhờ hệ thống thu phí không dừng, nhưng về đến cửa ngõ TP HCM lại ách tắc vì thu phí thủ công.

"Các nhà đầu tư BOT không thay đổi sẽ vấp phải sự phản ứng của xã hội và buộc cơ quan Nhà nước phải xử lý", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Trước đó Bộ Giao thông đã chỉ đạo chủ đầu tư BOT trên quốc lộ 1 và quốc lộ 14 qua Tây Nguyên lắp đặt thu phí tự động trước 30/6, triển khai đồng bộ trên toàn quốc trước năm 2019. Giai đoạn đầu, các trạm thu phí áp dụng song song một nửa số làn thu phí không dừng và còn lại là một dừng để phục vụ đa dạng nhu cầu chủ phương tiện.

Khi đăng ký dịch vụ thu phí tự động, mỗi khách hàng được cấp miễn phí một thẻ E-Tag và một tài khoản ETC để nạp tiền. Thẻ E-Tag dán lên kính trước hoặc đèn xe.

Mỗi chip nhớ sẽ chứa một mã số mang thông tin về xe và chủ xe đang lưu thông. Xe qua trạm thu phí, đầu đọc sẽ kết nối mã số E-tag với mã số có sẵn trong cơ sở dữ liệu. Nếu thông tin hợp lệ và số tiền trong tài khoản đủ cho chuyến đi thì chương trình sẽ tự động trừ tiền. Như vậy, xe qua trạm không phải dừng để mua và soát vé. Chủ xe có thể xuất hóa đơn điện tử, nạp tiền và đối soát qua ứng dụng trên thiết bị di động.

Theo Vnexpress
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.