'Nhịp điệu mới' cho Ngày Thơ Việt Nam 2023

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau 3 năm bị gián đoạn do dịch COVID-19, Ngày thơ Việt Nam năm Quý Mão 2023 sẽ trở lại với nhiều sự kiện, cách làm mới hơn trước. Với chủ đề “Nhịp điệu mới”, Ngày thơ Việt Nam năm 2023 lần đầu tiên được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long - Di tích Quốc gia đặc biệt, Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO vinh danh.
'Nhịp điệu mới' cho Ngày Thơ Việt Nam 2023

Nhiều hoạt động hấp dẫn

Đại diện Ban Tổ chức cho biết, với chủ đề “Nhịp điệu mới”, Ngày Thơ Việt Nam năm 2023 sẽ được diễn ra trong thời gian cả ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão (tức ngày 5/2/2023), thay vì chỉ diễn ra vào buổi sáng ngày Rằm như những lần tổ chức trước.

Buổi sáng, từ 8 giờ đến 11 giờ 30, tại Hội trường lớn của Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hội Nhà văn Việt Nam sẽ chủ trì tọa đàm “Thơ hiện nay với hôm nay” với sự tham gia các nhà thơ nhiều thế hệ thảo luận, làm rõ những vấn đề quan trọng của thi ca đương đại. Song song với tọa đàm, hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn sẽ trình chiếu các phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp của các nhà thơ nổi tiếng đã góp phần xây dựng nên nền thi ca Việt Nam.

Buổi trưa từ 11 giờ 30 đến 14 giờ, video clip tuyển chọn các ca khúc nổi tiếng được phổ nhạc từ những bài thơ được nhiều người yêu thích sẽ tiếp tục được trình chiếu trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn.

Buổi chiều, từ 14 giờ đến 17 giờ, các hoạt động đọc thơ, trò chuyện về thơ trong Quán thơ; công chúng tham quan, giao lưu tại Nhà ký ức thơ sẽ diễn ra. Cùng đó là hoạt động trình chiếu các phim tư liệu về các hoạt động nổi bật của Hội Nhà văn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển trên hệ thống màn hình LED trước cổng Đoan Môn.

Buổi tối, bắt đầu từ 19 giờ đến 21 giờ, chương trình nghệ thuật chính của Ngày Thơ diễn ra tại sân khấu trung tâm trước cổng Đoan Môn.

Đại diện Ban Tổ chức cho biết, khác với những lần tổ chức trước tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám có hai sân thơ là sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ, năm nay sẽ chỉ có một sân thơ duy nhất dành cho các nhà thơ mọi thế hệ. 21 bài thơ/tác giả thơ sẽ xuất hiện trong chương trình, tương đương với con số Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21.

Công chúng sẽ được gặp lại hình ảnh của các nhà thơ nổi tiếng giai đoạn thơ mới đến thơ kháng chiến chống Pháp như: Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Chính Hữu… qua giọng đọc của các nhà thơ từ kho tư liệu của Bảo tàng Văn học Việt Nam. Tiếp theo là phần đọc, trình diễn, diễn xướng thơ của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ; thế hệ nhà thơ sau 1975 đến thời kỳ đổi mới; cuối cùng là của các nhà thơ trẻ. Đan xen với đọc thơ, các nghệ sỹ nổi tiếng sẽ trình diễn những ca khúc được phổ nhạc từ các bài thơ được công chúng yêu thích…

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều cho biết, tên chủ đề Ngày Thơ Việt Nam 2023 là “Nhịp điệu mới” với ước vọng mới, khí thế và niềm tin mới, hướng tới một tương lai tràn đầy hy vọng về những điều tốt đẹp...

Lan tỏa thơ ca đến với mọi người

Ngày Thơ Việt Nam năm 2023 dưới sự chủ trì của Hội Nhà văn Việt Nam và đồng tổ chức của Hoàng Thành Thăng Long. Toàn bộ hoạt động của Ngày Thơ được thiết kế, dàn dựng bởi ê-kíp sáng tạo gồm: Tổng đạo diễn - Nhà thơ, Đạo diễn Lê Quý Dương; phụ trách mỹ thuật - Họa sỹ Phạm Hà Hải, Họa sỹ Lê Đình Nguyên. Sự kiện chính của Ngày Thơ thay vì diễn ra vào buổi sáng, sẽ tổ chức vào đêm Rằm để tăng hiệu quả âm thanh, ánh sáng và tính sân khấu.

Có thể nói, sau 18 năm tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đây là lần đầu tiên Ngày Thơ Việt Nam được diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long - Di tích quốc gia đặc biệt - Di sản Văn hóa Thế giới được UNESCO vinh danh.

Theo Ban Tổ chức, không gian Ngày Thơ bao gồm toàn bộ khu vực sân Đoan Môn của Hoàng Thành. Theo đó, người yêu thơ sẽ được chào đón tại Cổng thơ - một thiết kế cách điệu của Họa sỹ Phạm Hà Hải để bước vào Cõi thơ.

Qua Cổng thơ, khán giả sẽ dạo bước trên Đường thơ để thưởng lãm 100 câu thơ hay của thi ca Việt Nam, được viết trên giấy dó tạo hình thành những chiếc quạt - cánh bướm. Theo Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, những câu thơ được giới thiệu tại đây là những câu thơ chứa đựng lý tưởng sống, sự khao khát của tình yêu. Những câu thơ không chỉ hay khi đặt trong bài thơ, khi tách riêng cũng có vẻ đẹp cuốn hút. Chúng càng có giá trị khi trữ lượng triết học trong thơ ca trong nước chưa nhiều…

Cuối Đường thơ, khán giả sẽ đến Nhà ký ức, nơi trưng bày các hiện vật đặc biệt của các nhà thơ tên tuổi qua nhiều thời kỳ của văn học Việt Nam do Bảo tàng Văn học Việt Nam cung cấp. Bên cạnh Nhà ký ức là Quán thơ, nơi các nhà thơ, tao nhân mặc khách nhiều thế hệ sẽ giao lưu với công chúng, đọc thơ và trò chuyện về nền thi ca Việt Nam.

Song song với Đường thơ, phía phố Nguyễn Tri Phương, dự kiến sẽ có Đường sách, với khoảng 40 ki-ốt dành cho các Nhà xuất bản, Công ty Văn hóa, phát hành sách; công chúng tham quan và mua các tác phẩm văn học, các tuyển tập thi ca cổ điển và đương đại.

Vị trí trung tâm, trước cửa Đoan Môn là sân khấu diện tích khoảng 350 m2 sàn, trong đó có 100 m2 sàn bằng kính, được gọi là Đàn thơ - nơi sẽ diễn ra Đêm Thơ Nguyên tiêu. Từ trên tường thành, hai tấm pano lớn sẽ được thả xuống. Mỗi tấm pano chép bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và bài thơ Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bên trái sân khấu là hai Cây thơ, từ trên cành cao sẽ thả xuống những phong thơ, bên trong có những câu hỏi thú vị, đố vui kiến thức thơ dành cho bạn yêu thơ, người chiến thắng sẽ nhận được những phần quà thú vị từ Ban Tổ chức.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, sự kiện lần này đánh dấu sự đổi mới, đột phá có tính chuyên nghiệp hơn bởi đã có sự đồng hành của ê-kíp chuyên nghiệp và nhiều tâm huyết. Các chương trình sẽ hòa quyện giữa trình diễn thơ, âm nhạc, hội họa và thơ, tạo thành những cung bậc để lan tỏa thơ ca đến với mọi người. Không chỉ là người yêu thơ mà cả người chưa yêu thơ, chưa hiểu thơ, khi bước chân đến Cõi thơ cũng hiểu hơn về thơ, yêu thơ hơn...

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.