Những cựu binh Mỹ làm lại cuộc đời ở Việt Nam

Hơn 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, hàng trăm cựu binh Mỹ tìm đến mảnh đất này với hy vọng có thể chuộc lại lầm lỗi từng phạm phải.
Những cựu binh Mỹ làm lại cuộc đời ở Việt Nam

Dưới chân ngọn núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng, nhiều phụ nữ đội nón lá đi bán dạo đồ lưu niệm. Một cầu thang dẫn du khách lên đỉnh núi, từ vị trí này họ có thể một mặt ngắm ngoại ô thành phố miền trung, mặt kia ngắm Biển Đông.

Năm 1968, ông David Edward Clark từng đóng quân ở đằng sau dãy núi này, nhưng khi đó, ông không thể trèo lên đỉnh núi như bây giờ, cựu binh 66 tuổi cho hay. Bất kỳ ai làm điều đó cũng có thể lọt vào tầm ngắm của quân đội Việt Nam đóng gần đó.

Những cựu binh Mỹ làm lại cuộc đời ở Việt Nam ảnh 1

Ông Clark trở lại thăm ngọn núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng từng chia cắt doanh trại của ông với quân đội Việt Nam. Ảnh:BBC.

"Chúng tôi thậm chí có quy định là không ai được rời khỏi doanh trại mà không mang theo súng", BBC dẫn lời ông Clark nói. "Vì thế tôi quanh quẩn với khẩu M16 cả ngày. Và tôi chĩa nó vào mặt bất cứ người Việt nào tôi gặp. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Tôi muốn họ phải sợ tôi. Cách đó giúp tôi có cơ hội sống sót nhiều hơn".

Trở về Mỹ sau chiến tranh, không ngày nào trôi qua mà ông Clark không nghĩ về Việt Nam.

"Tôi thường choàng tỉnh giữa đêm, người đầm đìa mồ hôi. Tôi nhìn thấy những người dù họ không có ở đó. Có lần tôi tỉnh dậy, lên kế hoạch phục kích quanh nhà vì tôi nghĩ Việt Cộng đang tới bắt mình", người đàn ông giấu đôi mắt đằng sau cặp kính râm nói. "Cách duy nhất để tôi thoát khỏi những ký ức đó là uống cho say. Tôi cứ uống, uống thật nhiều".

40 năm sau, Clark quay trở lại Việt Nam, lần này không phải để chiến đấu mà là xây dựng một cuộc đời mới. Ông là một trong khoảng 100 cựu binh Mỹ, có thể nhiều hơn, đang sống ở Việt Nam. Nhiều người chọn sống ở Đà Nẵng và khu vực lân cận, nơi từng có phi trường quân sự tấp nập nhất của Mỹ trong suốt chiến tranh và là mảnh đất đầu tiên binh lính Mỹ đặt chân đến Việt Nam năm 1965.

Năm 2007, ông Clark cuối cùng quyết định phải trở lại ngọn núi chia cắt doanh trại của ông với quân đội Việt Nam và lần đầu tiên trong đời, ông trèo lên đỉnh núi.

"Đứng trên đỉnh núi, tôi có cảm giác yên bình mà tôi chưa bao giờ cảm thấy trước đây. Không bom đạn, không bắn giết, không có máy bay bay ngang đầu. Khi đó, tôi nhận ra rằng chiến tranh đã đi qua", ông nói.

Ước tính có hàng chục nghìn cựu binh đã quay lại Việt Nam từ thập niên 1990, hầu hết là những chuyến thăm ngắn đến những nơi họ từng chiến đấu. Hàng thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều cựu binh vẫn chưa thể trả lời được câu hỏi rằng tại sao họ lại tham chiến ở đất nước này.

Ông Richard Parker, 66 tuổi, là một trong số đó. Ông trở nên mất phương hướng sau khi từ Việt Nam trở về và suốt 20 năm chìm trong rượu chè, ma túy, tình dục.

"Tôi là một kẻ lêu lổng, làm việc cho các nhà hàng, đi từ nơi này đến nơi khác, không quan tâm mình sống hay chết", ông nói.

Những ký ức về sự hủy diệt và chết chóc ở Việt Nam cứ ám ảnh ông.

"Tôi bị tẩy não nặng tới mức trước khi đến với cuộc chiến, tôi đã muốn giết những người Cộng sản. Nhưng khi tôi rời Việt Nam, tôi lại yêu con người nơi đây", ông nói. "Họ nguy hiểm ư? Điều duy nhất họ muốn làm là trồng lúa và sinh con".

Những cựu binh Mỹ làm lại cuộc đời ở Việt Nam ảnh 2

Ông Parker quay trở lại Việt Nam và tìm lại được cảm giác thanh thản. Ảnh: BBC.

Suốt nhiều năm, Parker chịu đựng chứng rối loạn trầm cảm sau chấn thương tâm lý, một căn bệnh mà hiện 11% cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam mắc phải, khiến hàng chục nghìn người trong số họ tự tử.

Với Parker, cách duy nhất để cơn sóng lòng nguôi ngoai là quay trở lại Việt Nam. "Ở đây tôi tìm thấy ít nhiều cảm giác thanh thản với bản thân mình. Đôi khi tôi đến một nơi nào đó từng chiến đấu. Những nơi chìm trong hỗn loạn và hủy diệt thời đó giờ lại tràn ngập sự sống", ông nói.

Larry Vetter, một cựu binh khác, làm việc cho tổ chức Child of War Vietnam (Đứa con của Chiến tranh Việt Nam), một trang web kể về hậu quả của cuộc chiến. Ngôi nhà rộng rãi của ông treo cả cờ Mỹ lẫn cờ Việt Nam. Phía trên sofa có một tấm ảnh cưới.

Hè năm nay, cựu binh 73 tuổi kết hôn với người bạn gái Việt Nam Doan Ha. Khi Vetter đến Đà Nẵng tháng 11/2012, ông chỉ định ở đó 3 tháng để giúp một gia đình chăm hai con trai bị ảnh hưởng của chất độc da cam, loại chất độc diệt cỏ do quân đội Mỹ rải xuống trong những năm chiến tranh nhưng vẫn gây ung thư, bại liệt và dị tật cho nhiều thế hệ người Việt đến nay.

"Tôi có cảm giác chúng tôi cần phải khôi phục một số thứ", ông nói. "Chính phủ Mỹ từ chối làm điều đó, vì thế tôi ở đây để thực hiện bổn phận của mình".

Những cựu binh Mỹ làm lại cuộc đời ở Việt Nam ảnh 3

Ông Vetter kết hôn với người vợ Việt Nam Doan Ha. Ảnh:BBC.

Một phần vì cảm giác tội lỗi mà ông Vetter đã ở lại Việt Nam sau khi 3 tháng trôi qua.

"Có một căn phòng nhỏ trong đầu tôi mà tôi không muốn mở vì tôi sợ những gì sẽ lộ ra từ đó. Tôi không biết chính xác trong đó có những gì nhưng bất cứ lúc nào cánh cửa hé ra tôi lại gặp ác mộng. Có thể căn phòng đó là lý do tôi ở Việt Nam. Chúng tôi đã làm quá nhiều điều ngu xuẩn ở đây", ông nói.

Chas Lehman, một người đàn ông 70 tuổi với bộ râu trắng và cặp kính râm, gọi việc ông quay lại Việt Nam là ý của Chúa. Việc chuyển sang đạo Thiên chúa đã cứu ông khỏi bị rơi vào hố đen của trầm cảm, vỡ mộng và rối loạn tâm lý sau chấn thương.

"Khi tôi được cử đến Việt Nam, nhiệm vụ tưởng như rất đơn giản: tôi phải ngăn không để miền Nam Việt Nam rơi vào tay lực lượng Cộng sản miền Bắc. Nhưng khi tôi đến Việt Nam, tôi biết điều đó không đúng và tôi phải rời khỏi đây", ông nói. "Trở lại Mỹ, mọi thứ đều vô nghĩa. Tôi như một mảnh ghép không vừa vặn. Khi đó Chúa Jesus đã cứu tôi và cho tôi biết ý nghĩa đời mình".

Cùng các tình nguyện viên khác, ông Lehman phân phát thức ăn, nước uống, quần áo và chăn màn cho các nhóm dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Mỗi chuyến đi, họ có thể giúp đỡ cho 65-300 gia đình. "Trong chiến tranh, tôi đã cảm thấy có lỗi với người dân Việt Nam nhưng tôi không thể tin họ. Bây giờ tôi cảm nhận được tình cảm dành cho họ", ông nói.

Quay lại Việt Nam là một cách để chấm dứt những ký ức đã đóng băng, ông Richard Parker nói. "Chừng nào còn chưa quay lại, các anh sẽ còn nhớ đến Việt Nam như một đất nước của chiến tranh", ông nói.

Dù thi thoảng đi dạy tiếng Anh, hầu hết mỗi ngày của ông Parker ở Việt Nam đều lặp đi lặp lại việc đọc sách, đi bộ, trò chuyện với bạn bè và thưởng thức các món ăn.

Ánh mắt ông sáng lên khi giải thích cách Việt Nam đã làm ông hạnh phúc trở lại. Những ngày này, ông đã cười thật nhiều. "Và người Việt bày tỏ sự tôn trọng đối với tôi, thậm chí hơn cả sự tôn trọng mà tôi nhận được trên tư cách một cựu binh ở Mỹ", ông nói.

Ông Clark muốn nhiều cựu binh quay lại Việt Nam hơn. Bản thân ông đã trở lại nhiều lần sau chuyến thăm đầu tiên. Trong một chuyến đi bằng motor xuyên Việt từ Bắc vào Nam, một chuyện đã xảy ra mà có lẽ năm 1968 ông không bao giờ ngờ được: ông yêu một phụ nữ Việt Nam. Họ đã kết hôn hai năm trước.

Người cựu binh hít thở một hơi thật sâu. Ông tháo đôi kính râm ra, lau nước mắt. Giọng ông lạc đi.

"Tôi từng nghĩ người Việt Nam là những người dơ bẩn, thấp kém nhất thế giới. Nhưng bây giờ tôi cảm thấy thật may mắn vì được sống ở đây. Tôi biết đây là nơi tôi phải sống. Chiến tranh đã đi qua và tôi sẽ chết ở nơi này", ông nói.

Những cựu binh Mỹ làm lại cuộc đời ở Việt Nam ảnh 4

Ông Clark ôm người vợ Việt Nam của mình. Ảnh: BBC.

Trong phòng khách của mình, ông Vetter khoe một bức ảnh trên laptop. Trong ảnh là ông khi khoảng 20 tuổi, trên một chiếc trực thăng, vào cuối những năm 1960. Bên dưới ông là rừng rậm Việt Nam, bên cạnh là một người lính cầm súng máy.

"Sau chiến tranh, tôi có rất nhiều câu hỏi, nhưng không ai cho tôi câu trả lời", Vetter nói. "Vì thế tôi đã tự đi tìm. Càng đọc tôi càng không hiểu tại sao chúng tôi lại được cử đến Việt Nam. Tôi nhận ra họ đã lừa dối chúng tôi nhiều như thế nào và nghĩ 'nếu mình là người Việt, mình sẽ chiến đấu cho Việt Cộng'".

Từ trong bếp, vợ ông, Doan Ha, nhìn ông trìu mến. Vetter có thể già hơn nhiều tuổi và có những ký ức về Việt Nam mà cô sẽ không bao giờ hiểu hết được nhưng cô yêu chồng mình.

"Ông ấy có một trái tim nhân hậu. Không chỉ với tôi mà với tất cả mọi người", cô nói.

Theo VNE

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.