Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Chuyện của Chống

Bạn sẽ không khó bắt gặp một người dân tộc thiểu số ngơ ngác trên đường phố Hà Nội! Họ vẫn mặc những bộ quần áo thổ cẩm hoặc không, sự xa lạ của con người lớn lên ở núi rừng là không thể giấu diếm.
Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Chuyện của Chống

Lý A Chống đứng ở bến xe Mỹ Đình. Trong túi Chống không có một đồng cắc. Tiền xe đi từ Mù Căng Chải xuống Hà Nội, cậu cũng không có mà trả. Chống gọi điện cho “anh Cường” (phóng viên ảnh Đỗ Mạnh Cường của Ngày Nay), người duy nhất mà Chống quen ở Hà Nội này, nhờ anh Cường ra đón và trả hộ tiền xe. Họ ngẫu nhiên quen nhau trong một lần Đỗ Mạnh Cường lên Mù Căng Chải chụp ảnh hồi năm ngoái.

Chống cũng không biết miêu tả chỗ mình đứng như thế nào, chỉ biết “em đang đứng cạnh chiếc xe màu vàng”. Làm sao tìm được “một cái xe màu vàng” ở giữa bến xe Mỹ Đình khổng lồ này, Chống không quan tâm, và cậu cũng chẳng có cách diễn đạt nào khác: chàng trai người Mông hoàn toàn mù chữ.

Lý A Chống xuống Hà Nội để đi kiếm việc làm. Nhà hết gạo, không có cả tiền mua thóc giống. Năm ngoái, thóc giống là do “anh Cường” cho. Năm nay muốn có thì phải xuống Hà Nội tìm việc làm. Chống đã xoay sở nhiều đường suốt từ ngày lấy vợ. Vì nhà ít ruộng, mỗi năm chỉ thu được 7-8 bao thóc, ăn được hơn nửa năm thì đã hết.

Những năm trước, Chống xuống huyện Mù Căng Chải đi làm thuê, đào đất cho người ta. Rồi Chống lên rừng, tìm cây táo rừng hái đem xuống bán. Bây giờ táo không hái được, việc ở huyện cũng vãn, Chống quyết định mình phải đi xuống Hà Nội, cho dù 1 chữ bẻ đôi không biết, tiếng Kinh nói cũng không sõi. Đầu tiên, cậu làm phu hồ ở Mỹ Đình. Công việc chính là buộc thép đổ bê tông. Nhưng Chống không làm nổi việc ấy. Làm công trình phải leo lên leo xuống tầng cao trong trời nắng gắt, còn mắt Chống thì rất kém bởi cậu là một người bạch tạng.

Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Chuyện của Chống ảnh 1

Vợ chồng Lý A Chống còn nhiều bỡ ngỡ ở Hà Nội.

Lý A Chống sinh năm 1993, đã có vợ và một đứa con 7 tuổi. Cậu lấy vợ từ tuổi 15. Ngày xưa cũng có đi học. Những người bạch tạng bẩm sinh, mắt kém tới mức có thể liệt vào dạng người khiếm thị. Không có chế độ hỗ trợ riêng, việc học với họ là một cực hình - gần như không thể tiếp thu nổi. Mặc dù thể lực vẫn tốt, nhưng thị lực kém khiến cho khả năng lao động của Chống giảm đi rất nhiều.

Bây giờ Chống được “anh Cường” xin vào làm làm việc tại một trạm trộn bê tông. Công việc hàng ngày là dậy từ 5-6h sáng, dọn vệ sinh khu trạm trộn. Mỗi tháng, Chống được trả hơn 4 triệu đồng và được nuôi ăn ở miễn phí. Thế là có tiền. Vợ chồng thoải mái hơn nhiều. Việc phù hợp với sức khỏe của Chống. Nhưng người quản lý trạm nhiều khi cũng gặp tình huống khó xử. Thỉnh thoảng có chuyên gia nước ngoài tới, cũng căn vặn về việc thuê Chống làm việc.

Người bạch tạng mặc dù có số lượng không nhỏ ở nước ta - không hề được xếp vào nhóm “người khuyết tật” mặc dù họ chắc chắn sẽ có thị lực vô cùng kém. Bây giờ thuê Chống làm việc là tạo điều kiện giúp cậu, đã bố trí việc nhẹ, nhưng cũng lời ra tiếng vào.

Chống mới bị sốt siêu virus. Vợ Chống lặn lội từ tận Mù Căng Chải xuống thăm chồng. Hảng Thị Chù hơn Chống một tuổi. Hai vợ chồng lấy nhau từ thời còn trẻ con, như đôi bạn, ríu ra ríu rít. “Ở nhà chơi với nhau quen bây giờ xuống đây cũng nhớ lắm”- Chống bảo. Vợ Chống xuống, mang cho chồng mấy viên thuốc. Thuốc đấy, là xuống trạm xá xin, rồi đem từ tận Mù Căng Chải xuống đây cho chồng.

Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Chuyện của Chống ảnh 2

Cháng và Chống đang hài lòng với cuộc sống trong trạm trộn bê tông, trong “căn phòng”, container bên cạnh máy trộn.

Người Mông kì thị người bạch tạng. Thật ra, trong cộng đồng người Mông, khi kết hôn cận huyết vẫn còn phổ biến cho đến thế hệ trước, thì người bạch tạng không phải là một tình trạng hiếm gặp. Nhưng người Kinh thì có. Chống thỉnh thoảng vẫn gặp những người trêu nghẹo. “Gặp ai mà trêu mình thì mình không biết nói gì đâu”- Chống kể- “Chỉ gặp ai quý mình mình mới nói chuyện thôi”.

Cháu ruột của Chống là Lý A Cháng mới xuống Hà Nội, cũng xin vào cùng trạm trộn bê tông của chú để làm. Hai chú cháu cùng làm việc dọn vệ sinh. Cháng ngày xưa cũng đi học đến tận cấp 2, nhưng bây giờ chữ đã rơi sạch khỏi đầu.

Hai chú cháu cứ quanh quẩn trong cái trạm trộn bê tông, không ra đường. Sợ bị lừa, vì chẳng biết gì về cái thành phố này, tiếng cũng nói không sõi: Chống nói tiếng Kinh tốt hơn, còn Cháng thì phải nói thật chậm mới nghe được.

Ngày trước, cũng giống Chống, Cháng phải rời bản đi làm thuê. Những nhà ít ruộng ở bản phải tìm đường đi làm thuê hết. Rừng bây giờ đã có hàng rào, không còn là nơi đi vào tự do kiếm quả táo Mèo như trước nữa. Tiền giống má, phân bón, mỡ mắm thì đắt đỏ hơn mà ruộng thì vẫn chỉ có thế. Cháng đi làm cho các mỏ quặng mỏ vàng. Yên Bái xưa nay vẫn là “đất vàng” cho các mỏ thổ phỉ, từ than đến vàng. Những người dân tộc thiểu số hẳn nhiên được ưa chuộng, vì họ có sức vóc và thật thà dễ bảo. Nếu Chống không tìm được việc làm ở Hà Nội, giờ này có lẽ Cháng vẫn đang bán sức ở một mỏ vàng thổ phỉ nào đó.

Cháng và Chống đang hài lòng với cuộc sống trong trạm trộn bê tông, trong “căn phòng” container bên cạnh máy trộn. Và họ là những người dân tộc thiểu số may mắn trong nỗ lực đi tìm cơ hội ngoài bản làng của mình.

Còn tiếp....

Đức Hoàng

Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.
Ảnh minh hoạ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra ngày 3/5, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ trực tuyến
(Ngày Nay) - Tổng số lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các Cổng dịch vụ công đến nay là trên 29,37 triệu, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục Thuế là gần 2,1 triệu lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 10,4 triệu lượt. Tổng số tiền tiết kiệm được cho nhà nước ước tính 469 tỷ đồng.
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.