Cách đây 70 năm, chỉ sau mấy tháng giành được độc lập, ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên theo nguyên tắc dân chủ, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã diễn ra thành công.
Hàng triệu người vừa thoát khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân đã nô nức đi bỏ phiếu, bầu ra Quốc hội đầu tiên. Sự kiện này đã đi vào lịch sử nước nhà, là một bước tiến nhảy vọt, đánh dấu việc khai sinh Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là Quốc hội của nước CHXHCN Việt Nam.
Nhân dân lao động Thủ đô cổ động cho ngày Tổng Tuyển cứ đầu tiên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Thời điểm đó, ở nhiều nơi, cuộc bầu cử đã diễn ra hết sức khó khăn trước sự phá hoại điên cuồng, thậm chí bằng cả bom đạn của các phần tử cơ hội và lực lượng thù địch. Nhưng không một ý đồ nào có thể khuất phục được ý thức làm chủ của người dân.
Cuộc Tổng tuyển cử này đã bầu ra 333 đại biểu Quốc hội nhưng đã có tới hàng nghìn người ra ứng cử thuộc các thành phần, đảng phái. Nhưng bằng ý thức làm chủ, người dân đã sáng suốt lựa chọn ra được những đại biểu xứng đáng nhất đại diện cho mình tham gia vào Quốc hội - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của một nhà nước dân chủ.
Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu QH khóa 1 (Ảnh: Tư liệu)
Bác Hồ chụp ảnh cùng các đại biểu Quốc hội khóa I. Ảnh tư liệu
Kỳ họp Quốc hội đầu tiên sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (Ảnh tư liệu)
Tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội, thanh niên và nhân dân Thủ đô Hà Nội mít tinh, nồng nhiệt chào mừng các vị lãnh đạo Quốc hội và Nhà nước vừa đắc cử tại Quốc hội khóa II. Ảnh: Công an nhân dân
Qua 70 năm hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, ngày càng thực hiện tốt hơn năng lực là cơ quan đại biểu cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện các quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
P.V