Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014

Những khám phá liên quan đến vũ trụ, khảo cổ học, sinh học.. là những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014 mà trang ScienceMag đã bình chọn.
Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014

1. Tàu Rosetta hoàn thành sứ mệnh đưa robot Philea hạ cánh thăm dò sao chổi sau 10 năm bay

Ngày 12/11, lần đầu tiên trong lịch sử, con tàu Rosetta hoàn thành sứ mệnh vũ trụ đưa robot Philae đáp thành công xuống bề mặt sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko (67P/C-G) sau chuyến hành trình dài 10 năm.

Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014 - anh 1

Tàu mẹ Rosetta (to nhất), robot Philae và sao chổi 67P/C-G

Xem thêm: Tàu thăm dò sao Chổi Philae hạ cánh thành công sau 10 năm bay

Để thực hiện nhiệm vụ lịch sử này, Philae và tàu mẹ Rosetta đã phải thực hiện hành trình bay dài 6,4 tỷ km. Và sau 10 năm phóng đi từ Trái đất (từ ngày 2/3/2004), robot Philae đã chạm đích thành công ngày 12/11/2014 sau khi tách khỏi tàu mẹ Rosetta 7 giờ trước đó.

Tổng chi phí cho chuyến bay và nghiên cứu lên tới 1,4 tỷ Euro, tương đương 1,8 tỷ USD.

Các nhà khoa học hi vọng, sau chuyến hạ cánh thành công của Philae, họ có thể khám phá thêm về bí mật hành tinh được cho là có sự sống tồn tại này.

2. Phát hiện thủy tổ của loài chim ruồi và thiên nga

Các nhà khảo cổ mới phát hiện được sự tiến hóa của loài chim ruồi nhanh nhẹn và chim thiên nga duyên dáng có liên hệ với loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex (T-rex) sống vào cuối kỷ Phấn Trắng.

Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014 - anh 2

Khủng long Tyrannosaurus rex

Các nhà sinh vật học đã tìm ra phương thức và sự tiến hóa ngoạn mục từ khủng long sang loài chim biết bay.

Ngoài ra, loài chim Gansus yumenensis, loài chim có kích cỡ chim bồ câu, cũng thuộc phân nhánh từ cây gia đình có tổ tiên nguyên thuỷ là sinh vật nổi tiếng Archaeopteryx - loài tiến hoá từ khủng long.

3. Chống lão hóa bằng máu trẻ

Trong quá trình nghiên cứu tìm ra phương thức chống lão hóa, giúp cho con người luôn trẻ hóa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy máu của một con chuột trẻ có thể trẻ hóa cơ bắp và não của một con chuột già.

Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014 - anh 3

"Trẻ mãi không già" vẫn luôn là niềm mơ ước của con người

Nếu kết quả này khả quan trên cơ thể con người thì đây có thể là bước đột phá, giúp chúng ta chống lại sự tàn phá của lão hóa trên cơ thể mình.

4. Robot có thể làm việc mà không cần con người giám sát

Trong năm 2014, một trong những thành tựu quan trọng nhất của con người đó là chế tạo được những robot có khả năng làm việc với nhau mà không cần sự giám sát của con người.

Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014 - anh 4

Robot giúp việc

5. Con chip mô phỏng não bộ

Các kỹ sư máy tính thuộc IBM đã chế tạo thành công một con chip máy tính cỡ lớn đầu tiên mô phỏng các chức năng của não bộ.

Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014 - anh 5

Chip mô phỏng não bộ

Theo các chuyên gia máy tính của IBM, chip mẫu này sẽ giúp máy tính đưa ra quyết định bằng cách đối chiếu, phân tích những lượng dữ liệu tương tự như cách con người hiểu một loạt các sự kiện. Các chip thử nghiệm có chứa những “tế bào thần kinh kỹ thuật số", sử dụng mạch silicon và các thuật toán tiên tiến để bắt chước cấu trúc và hoạt động của não.

6. Phát hiện bức vẽ hang động lâu đời nhất thế giới

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy bức vẽ trong một hang động thời tiền sử có ít nhất 40.000 năm tuổi trên đảo Sulawesi ở Indonesia.

Những hình vẽ bàn tay người trong hang động ở đảo Sulawesi, Indonesia, có niên đại cách đây 40.000 năm cho thấy châu Âu không phải là nơi sản sinh ra khả năng sáng tạo nghệ thuật trừu tượng của con người. Trước nay, các bức tranh có niên đại cổ như thế này chỉ được tìm thấy ở Tây Âu.

Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014 - anh 6

Hang ở Sulawesi được cho là 40.000 năm tuổi

Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014 - anh 7

Những bức vẽ trên đá ở hang Sulawesi, Indonesia

Ngoài ra, còn có một số bức vẽ khác trong hang với niên đại cách đây 27.000 năm. Điều này cho thấy người dân ở đây đã liên tục vẽ tranh trong hang suốt 13.000 năm.

Phát hiện này đánh dấu một bước đột phá trong lịch sử. Rất có thể hang động lớn nhất thế giới tại châu Âu phải ‘nhường’ vị trí cho hang động 40.000 năm tuổi tại Indonesia này.

7. Áp dụng tế bào gốc chữa tiểu đường

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra một phương pháp chữa bệnh tiểu đường hoàn toàn mới.

Những thành tựu khoa học nổi bật nhất thế giới năm 2014 - anh 8

Tế bào beta

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện các tế bào β (bê-ta) trong tuyến tụy có khả năng sản xuất và giải phóng insulin (một loại hormone do các "tế bào đảo tụy" của tuyến tụy tiết ra với tác dụng chuyển hóa carbonhydrate) để kiểm soát lượng đường trong máu. Phát hiện này rất có ích cho các bệnh nhân tiểu đường loại 1.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.