Nobel Y sinh 2018 tôn vinh nghiên cứu chữa bệnh ung thư

Chiều 1/10 (giờ Việt Nam), Ủy ban Nobel của Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển công bố nhà khoa học người Mỹ James P Allison và ông Tasuku Honjo, người Nhật Bản, đã được trao giải Nobel Y sinh năm 2018 vì nghiên cứu được đánh giá là đưa đến cuộc cách mạng trong việc điều trị ung thư của 2 ông.
Các giáo sư Allison và Honjo.
Các giáo sư Allison và Honjo.

AFP dẫn tuyên bố của Ủy ban Nobel cho biết, 2 nhà khoa học trên được vinh danh “vì phát hiện liệu pháp chữa ung thư bằng cách ức chế điều hòa miễn dịch âm tính của họ”.

Ủy ban Nobel của Thụy Điển cho biết, trong lúc ung thư đang cướp đi hàng triệu mạng sống mỗi năm và là một trong những thách thức sức khỏe nghiêm trọng nhất của nhân loại, công trình tìm ra cách kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại và tự tiêu diệt các tế bào ung thư của 2 nhà khoa học mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị bệnh này.

Không giống như những cách điều trị ung thư truyền thống vốn nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư, ông Allison và Honjo vạch ra cách thức giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể tự đối phó với tình trạng ung thư một cách nhanh chóng hơn.

Liệu pháp này bước đầu chứng minh có hiệu quả và có khả năng cứu sống được các bệnh nhân ung thư.

Trước đó, năm 2014, ông Allison – giáo sư của trường Đại học Texas, và ông Honjo – giáo sư của trường Đại học Kyoto, đã được trao giải thưởng Tang, giải thưởng thường được ví là Nobel của châu Á, vì nghiên cứu của họ.

Nobel Y sinh hay trước đây được gọi là Nobel Y học là giải thưởng đầu tiên được công bố trong mùa giải Nobel hằng năm. Giải này trị giá 9 triệu krona Thụy Điển (tương đương 1,01 triệu USD). 

Phát biểu sau khi giải thưởng được công bố ngày 1/10, ông Tasuku Honjo cam kết tiếp tục công trình nghiên cứu của mình trong chữa trị bệnh ung thư nhằm cứu giúp càng nhiều bệnh nhân càng tốt.

Theo Pháp luật Việt Nam
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.