Nỗi đau của người thân vụ 6 lao động tử vong tại Lào

(Ngày Nay) - Nhìn cảnh vợ anh Sáng gào khóc, vật vã bên quan tài của chồng, không ai cầm nổi nước mắt. Trong khi đó, bố mẹ nạn nhân Kỳ nằm gục bên thi thể con trai.
Ông Tân quá đau đớn khi đứa con trai ra đi mãi mãi. Ảnh: P.T.
Ông Tân quá đau đớn khi đứa con trai ra đi mãi mãi. Ảnh: P.T.

Tối 29/7, thi thể của các lao động người Việt tử vong tại Lào được đưa về tới huyện Thanh Chương (Nghệ An). Miền quê nghèo bao trùm tang tóc.

Từ đầu làng, bà con nơi nạn nhân Nguyễn Văn Sáng sinh sống tập trung đông nghịt để đón di hài người xấu số về quê nhà.
Nỗi đau của người thân vụ 6 lao động tử vong tại Lào ảnh 1Hai chiếc xe cứu thương đưa thi thể nạn nhân về quê. Ảnh: P.H.

Trong căn nhà vừa xây, bên chiếc giường nhỏ đặt cạnh phòng khách, chị Phạm Thị Hòa (26 tuổi, vợ anh Sáng) đôi mắt thâm quầng, khóc gọi tên người chồng xấu số. Chị đang mang bầu tháng thứ 7, đứa con thứ hai của hai người.

Ôm đứa con trai đầu vào lòng, chị kể lại năm 2013 cưới nhau được một thời gian, anh Sáng qua Lào làm ăn. Sau 3 năm tích góp được chút tiền, anh chị bàn nhau vay mượn thêm xây căn nhà mới. Nhà xây hoàn thiện, anh lại qua Lào tiếp tục công việc những mong kiếm đủ tiền trả nợ và lo cho cuộc sống gia đình.

Người vợ trẻ này kể trước ngày gặp nạn, chồng chị gọi điện về bảo làm thời gian nữa sẽ xin nghỉ hẳn về chăm sóc chị khi sinh đứa thứ hai. Anh còn động viên mẹ con ở nhà an tâm.
Nỗi đau của người thân vụ 6 lao động tử vong tại Lào ảnh 2Chị Hòa ngồi bất thần, không còn nước mắt để khóc khi thi thể chồng đưa về đến quê nhà. Ảnh: P.T.

Nào ngờ, sáng 29/7, hai mẹ con vừa ngủ dậy thì nghe dữ tin từ một người làm cùng chồng chị. Họ nói anh Sáng gặp nạn khi đang làm việc. Không tin là sự thật, chị gọi hỏi lại thì mới hay chồng chị cùng nhiều người khác tử vong do vụ nổ khí gas ở công trường

“Anh bảo sớm về với mẹ con em, cùng chăm sóc con. Sao anh về mà lại đi như vậy anh ơi, em phải làm sao đây anh ơi!”, chị Hòa gào khóc kêu tên chồng.

Từ hôm nghe tin con trai gặp nạn, bà Phan Thị Tam càng yếu hơn, chỉ biết nằm khóc. Gần 19h, chiếc xe cứu thương đưa linh cữu nạn nhân về tới nhà. Khi cánh cửa xe mở ra, nhiều người ùa lại cùng nhau đỡ chiếc quan tài bằng gỗ ép đưa thi thể anh Sáng vào giữa gian nhà chính, nơi đã được chuẩn bị từ trước.

Ở xã bên, chiếc xe cứu thương cũng đã đưa thi thể anh Nguyễn Cao Kỳ về. Căn nhà chìm trong tang tóc, hương khói nghi ngút. Nhiều người cho biết thi thể anh Kỳ không còn nguyên vẹn sau vụ nổ.

Nhìn cảnh người đàn ông da đen sạm, cháy nắng vì sương gió túc trực bên di hài của nạn nhân, chúng tôi biết ông là Hà Văn Tân - bố nạn nhân Kỳ.

Sáng 29/7, nghe tin có người báo về anh Kỳ gặp nạn, không ai tin đó là sự thật. Hơn 5h, ông Tân chạy sang nhà người thân có đứa cháu đang lao động ở Lào để nghe ngóng. Nhận hung tin, ông không còn đứng vững được.

Bà Hoàng Thị Thao (mẹ anh Kỳ) cũng vậy, từ khi nghe tin con tử nạn tại Lào, bà khóc khản cả tiếng, nhiều lần phải nhờ sự trợ giúp của cán bộ y tế. Bà con trong xóm đến cũng chỉ biết động viên, an ủi.

Thỉnh thoảng người ta lại nghe tiếng khóc hờ của người mẹ già gọi tên con: "Kỳ ơi, sao con nỡ bỏ mẹ mà đi. Ông trời sao mất công với gia đình, với con tôi thế này, nó đã có vợ con gì đâu..."

Anh Hà Cao Kỳ là người con thứ 3 trong gia đình, được hàng xóm láng giềng đánh giá là người con có hiếu, chăm chỉ làm ăn.

Còn tại xã Thanh Thịnh (huyện Thanh Chương), thi thể anh Nguyễn Văn Phương cũng được đưa về cùng thời điểm. Ông Nguyễn Văn Nam, chú ruột của nạn nhân cho biết trưa 29/7 công trường đã tổ chức khâm liệm cho 6 nạn nhân tử nạn tại công trình nhà máy thủy điện Nậm Nghiệp 1 thuộc tỉnh Bolykhămxay (Lào). Sau đó các quan tài được đưa lên ôtô khởi hành về quê nhà.
Nỗi đau của người thân vụ 6 lao động tử vong tại Lào ảnh 3Chị Và Y Xia khóc nức nở khi nghe tin chồng tử nạn. Ảnh: P.H.

Tại huyện Tương Dương, ngôi nhà nhỏ của chị Và Y Xia, vợ của nạn nhân Già Bá Lầu (32 tuổi), một trong 6 người bị tử nạn tại công trình thủy điện tại Lào vào tối 28/7 nằm nép mình dưới thung lũng của bản Hợp Thành (xã Xá Lượng). Nỗi đau đến quá bất ngờ khiến bản nhỏ chìm trong im lặng, chỉ nghe tiếng khóc nức nở vang lên từ người vợ trẻ.

"Rạng sáng 29/7, người quen từ Lào báo về anh Lầu đã mất trong một vụ tai nạn do khí gas phát nổ. Mọi người hết sức bàng hoàng", người thân của nạn nhân nhớ lại.

Vợ chồng anh Lầu có với nhau 3 đứa con gái. Đứa lớn năm nay 10 tuổi, còn đứa nhỏ mới 3 tuổi. Gia đình anh nhiều năm nay là hộ nghèo của xã Xá Lượng. Năm ngoái, anh sang Lào làm thuê và đến Tết thì về rồi lại đi.

Ngồi ôm đứa con nhỏ vào lòng khóc nức nở, chị Và Y Xia nói trong nước mắt: "Tối hôm trước khi xảy ra vụ tai nạn, anh ấy đã gọi điện về nói chuyện rất lâu với vợ con. Không ngờ đó là lần gọi cuối cùng".

Một nạn nhân người Mông khác là Và Xái Cồ (SN 1983) ở bản Trường Sơn (xã Nậm Cắn - Kỳ Sơn). Rạng sáng nay, thi thể hai nạn nhân này cũng đã được đưa về đến quê nhà để lo hậu sự.

Tối 28/7, tại công trình thủy điện Nậm Nghiệp 1 do Công ty Sông Đà 5 thi công ở tỉnh Bolykhămxay (Lào) xảy ra vụ nổ khí gas làm 8 người Việt thương vong. Trong đó có 6 người tử vong, 2 người bị thương.

6 công nhân bị tử vong gồm Trần Văn Sáng (29 tuổi), Hà Cao Kỳ (26 tuổi), Nguyễn Văn Phương (26 tuổi) cùng huyện Thanh Chương (Nghệ An), Già Bá Lầu (32 tuổi, ở huyện Tương Dương, Nghệ An), Và Xái Cồ (34 tuổi, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An), Hạ Hữu Hai (25 tuổi, quê Phú Thọ).

2 công nhân bị thương nặng gồm Hờ Bá Chênh (33 tuổi), Lỳ Giống Xía (46 tuổi), cùng quê Nghệ An.

Theo Zing
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.