NSND Hồng Vân kiệt sức gánh nhà hát

(Ngày Nay) - NSND Hồng Vân tâm sự, nhiều thời điểm phải đi diễn ngoài để bù tiền thuê rạp, diễn viên đồng cam cộng khổ, chỉ lấy 50% thù lao, nếu không, tôi chết lâu rồi”.
NSDS Hồng Vân
NSDS Hồng Vân

Vì tôi gây dựng đã lâu rồi, còn trụ lại nhờ quá trình dài. Còn ngay thời điểm này, mở sân khấu là chết.

- Năm rồi, cả hai sân khấu kịch của chị đều sáng đèn với đề tài đồng tính. Yếu tố này vẫn còn ăn khách?

- Nói chung trong Nam, đề tài nào cũng ăn khách, miễn vở đó hay.

- Vậy năm qua, chị hài lòng với vở diễn nào của sân khấu mình?

- Bộ Xóm trọ 3D đó. Coi như duy nhất bên tôi có kịch nhiều tập. Hai phần sau là Bí ẩn cà phê 3D3D cung tâm kế. Trước đó, Người vợ ma cũng 3 phần.

- Chị từng đem đoàn lưu diễn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc năm 2011. Bao giờ tới lần tiếp theo?

- Lần đó là Hội Sân khấu Việt Nam đỡ đầu. Mình phải kết hợp với ai ngoài đó. Khâu tổ chức quan trọng lắm. Tôi thì đâu có thời gian ra ém ở đó bao nhiêu ngày để kiểm soát vấn đề quảng bá hoặc bán vé. Mà nói chung ngoài đó, bầu sô cũng bị dè dặt, vẫn chăm chăm vào ca nhạc hoặc tiểu phẩm hài, không muốn làm vở dài. Nhìn vào tình cảnh của các nhà hát, họ sợ... Thành ra chưa có ai cộng hưởng với mình.

- Giới làm kịch Sài Gòn được tổ đãi hay sao, dù suy thoái vẫn sống động chán vạn so với Hà Nội?

- Không phải. Do tính cách vùng miền thôi. Người Sài Gòn hướng ngoại, vui ra đường, buồn cũng ra đường. Giải trí trong Nam là nhu cầu có thật, không thể thiếu của người dân. Những ngày sum họp, cả nhà kéo nhau đi ăn đi chơi, đi coi này kia nọ. Còn người Bắc hướng nội. Ngày vui gia đình tề tựu ngồi nói chuyện. Buồn cũng ở nhà để gặm nhấm nỗi buồn thôi. Chưa tính vấn đề khí hậu.

Ví dụ, miền Bắc mình nắng kiểu nắng nồm, thì cũng khó chịu khi phải đi ra đường, lạnh thì lạnh quá. Thành ra ngoài Bắc không có tụ điểm. Thời tiết thế phải đi vào nhà hát. Vào nhà hát thì chương trình phải hoành tráng, giá vé cao, chỉ phục vụ được một tầng lớp khán giả. Còn tầng lớp bình dân, lao động hoặc công nhân viên chức, học sinh, sinh viên không thể có điều kiện đi coi giá vé như thế. Trong khi kịch nói đáp ứng nhu cầu của những thành phần đó. Thành ra, họ dần mất thói quen đến rạp.

- Năm tới, chị định tung chiêu gì để khán giả đón chờ?

- Tôi xưa giờ chả chiêu thức gì, vẫn cứ thế mà làm. Trong đây, mọi thứ tụi tôi đều phải tự lực cánh sinh, không ai giúp hết. Nên những lứa bầu sô sân khấu xã hội hóa tụi tôi cố gắng đến lúc nào hay đến đó, vì cũng lớn tuổi hết rồi.

NSND Hồng Vân kiệt sức gánh nhà hát ảnh 1Danh hài Hồng Vân (phải) và Thanh Thanh Hiền hội ngộ trong chương trình Xuân phát tài 7 (sẽ diễn ra tối 23/12 tại Hà Nội). 

- Mấy ai vừa làm bầu sô vừa diễn được như chị?

= Có người mời thì mình vẫn diễn thôi, đâu nghỉ được. Là cái nghiệp rồi. Có nhiều thời điểm mình còn phải đi diễn ngoài lấy tiền bù nhà hát. Trời ơi, khốc liệt lắm, mấy cái gameshow nổ ra giết chết biết bao sân khấu live. Cho nên, tụi tôi cảm thấy thực sự kiệt sức, không gồng gánh nổi, nếu cứ tiếp tục thế này. Hai bên nhà hát của tôi gồm năm chục lao động, diễn viên cũng chừng đó.

Một đoàn nhà nước có tiền trên rót mà nuôi từng đó người còn bị kiệt sức, đừng nói đoàn tư nhân trong thời điểm khó khăn này. Nghĩ đến nền tảng tồn tại bao nhiêu năm như vậy, mình thấy xót xa, chứ thật sự mình buông, mình sướng hơn nhiều.

Anh Xuân Hinh cùng mấy anh mấy chị ngoài đó cứ mắng tôi hoài, ủa cô làm thế, chết rồi sao. Nhưng mình cứ nghĩ đến cái gì đó lớn hơn tiền, 16-17 năm mới xây dựng được một thói quen cho người ta đến xem sân khấu của mình. Trong đây, mỗi sân khấu có đối tượng khán giả riêng, ngay cả 2 rạp của tôi đối tượng khán giả cũng khác nhau. Bây giờ buông, chỉ cần một năm là tan rã hết.

- Cát-xê của mình chị có thể bù cho cả đoàn kịch?

- Không có. Nghĩa là có những đợt tôi phải bù tiền thuê rạp, cả hai bên hơn 200 triệu mỗi tháng. Đó là tiền nặng nhất của tụi tôi, vì làm gì có cơ sở vật chất. Còn anh em trong này sẻ chia dữ lắm, vé bán không được hay bán ít là người ta cùng chịu với mình, chẳng hạn họ chỉ lãnh 50% thù lao thôi. Vậy tụi tôi mới tồn tại được. Chứ bù cả tiền diễn viên, tôi chết lâu rồi.

- Trần rạp Super Bowl thấp tè, sân khấu bé tí, thế mà chị cũng khéo dựng kịch được?

- Thì đó, vậy mà điểm đó tồn tại cả chục năm nay. Trong đây chỉ được mỗi Nhà hát Thành phố, Nhà hát Hòa Bình. Nhà hát Bến Thành vốn là Trung tâm Văn hóa quận 1 thôi nhưng cũng là top rồi. Còn tất cả những cái khác là trung tâm văn hóa của các quận huyện.

Super Bowl nguyên là vũ trường theo mô hình đĩa bay, ngày xưa có đấu đá bắn nhau ở đó nên quận Tân Bình mới ngưng không cho làm vũ trường. Lúc đó, chúng tôi làm gì còn địa điểm nào, phải nhảy vô. Tôi chỉ cần sân khấu cao 6m thôi mà ở đấy được có hai mét rưỡi, hề lắm. Giá nó cao chút xíu nữa thôi để khán giả của mình đỡ bị thiệt thòi. Họ ủng hộ mình như vậy, mà đôi khi mình thấy áy náy.

- Từ khi chị với anh Lê Tuấn Anh về ở với nhau, chị trẻ ra, anh thì già đi?

- Đâu, già đều ấy chứ. Tụi tôi lớn tuổi rồi, 50 cả. Tôi mập trông… căng vậy thôi. Tóc anh bạc mà không chịu nhuộm. Anh giản dị lắm, không màu mè se sua.

- Có thể hiểu chị vẫn mặn duyên với nghề một phần nhờ ông xã lùi lại sau?

- Tôi nghĩ là như vậy đó. Từ lúc lấy nhau đến giờ, ảnh đã xác định nhường đam mê đó cho tôi mà. Đôi khi tôi cũng phải lấy tiền anh làm nhà hàng bù cho nhà hát, chứ mình tôi làm đâu nổi.

- Bí quyết để anh chị có đời sống hôn nhân viên mãn trong khi cả hai đều bận rộn?

- Làm gì có bí quyết nào. Mỗi người đều có ý thức cho bản thân và gia đình thì tự động gia đình sẽ không bị sứt mẻ thôi. Chứ ở đời ai mà nói được bí quyết tôi thấy giả dối lắm. Vì mọi thứ thay đổi từng ngày từng giờ. Nhất lại là vấn đề tình cảm, suy nghĩ của mỗi cá thể, có lúc nào là vĩnh viễn đâu. Chưa kể nghệ sĩ sống bằng cảm xúc. Cho nên khi đã là vợ chồng thì luôn đặt mình vào cảm xúc của người khác để quyết định một vấn đề gì. Được cái cả tôi cả anh đều như vậy.

Cảm ơn chị.

Theo Tiền Phong
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.