Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua?

Đó là nơi chỉ tin vào thần thánh, bác sĩ chỉ là "người trần mắt thịt". Đó là nơi, các bác sĩ phải tự gùi vaccine đến tận nhà từng người để xin tiêm chủng cho bọn trẻ...
Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua?

40 nghìn đồng, số ấy đặt trong bối cảnh năm 2008 hoàn toàn chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng. Không thể trách các cán bộ y tế thôn bản nếu họ không thể làm việc, mà phải tìm kế sinh nhai khác để tự lo cho cuộc sống.

Một năm sau đó, chế độ phụ cấp cho cán bộ y tế thôn bản được Thủ tướng nâng lên mức 50% lương tối thiểu cho các xã vùng khó khăn, và 0,3 cho các xã còn lại. 50% này, hiện tương đương với hơn 500 nghìn đồng/tháng.

Nhưng có lẽ đã đến lúc người ta phải đặt câu hỏi rằng liệu cái mức phụ cấp "những" 500 nghìn đổng/tháng này đã đủ để xây dựng đội ngũ y tế thôn bản, hay xa hơn, là tạo ra những cán bộ có tâm với nghề, tận tụy với sức khoẻ nhân dân?

Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua? ảnh 1

Một người bênh ở Đăk Phơi, huyện Đăk Lăk

Từ thành phố Buôn Ma Thuột, đi 60km theo quốc lộ 27 xuyên qua những cánh đổng lúa khô cháy vì hạn hán, bạn sẽ đến huyện ĐắkHồLăk, trái tim của tỉnh Đắk Lắk (và đây cũng là lý do mà tỉnh này mang tên ấy), giờ đã cạn khô. Những con voi có thể lội từ bờ này qua bờ kia hồ mà không ướt quá nửa lưng. Hồ cạn, cánh đồng cũng cháy. Từ hồ, đi tiếp thêm một quãng nữa, xuyên qua những rẫy cà phê, bạn sẽ đến xã Đăk Phơi, một trong những xã nghèo nhất Tây Nguyên, ở đó, trạm y tế xã nằm lọt thỏm giữa những rẫy cà phê xanh ngắt. Nó là một trong những công trình kiên cố hiếm hoi ở vùng quanh đó.

Từ trạm y tế xã Đăk Phơi, bạn đi tiếp thêm vài cây số nữa, đến khi không còn đường đất đỏ. Bạn đối diện với một con suối lớn. Bạn cởi giầy, lội qua con suối, lại đi bộ thêm một quãng đường đất nắng cháy da nữa. Bây giờ, bạn đã đến bản xa nhất của xã nghèo nhất của huyện nghèo bậc nhất Tây Nguyên. Ở đó, là những bệnh nhân đang cần chăm sóc y tế. Và quãng hành trình bạn vừa đi, xuyên suối xuyên đồi, là đường của một cán bộ y tế xã Đắk Phơi nếu muốn đến thăm khám cho người dân.

Ở đó bạn gặp H’Pôn, cô gái trẻ đang bế trên tay một đứa trẻ mới vài tháng tuổi, đứng dựa lưng vào cột nhà sàn để chờ chồng đi rẫy về. Đứa bé đang bị đau bụng. “Tội lắm” – H’Pôn nói bằng thứ tiếng Kinh ngọng nghịu. Nhưng hỏi cô đã cho nó đi khám ở đâu chưa thì chỉ khẽ lắc đầu. Có thể đường quá xa, hay là nhà neo người chưa thể đem con ra trạm y tế, hay như nhiều đồng bào M'Nông khác, H'Pôn chưa hẳn tin vào bác sỹ.

Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua? ảnh 2

Các bác sĩ phải mang thuốc đến tận nhà dân để "xin" tiêm chủng cho bọn trẻ. Ảnh minh họa.

Bạn leo lên nhà sàn. Trên đó, có bà mẹ chồng của H'Pôn, có lẽ tuổi ngoài 50 nhưng trông đã già lắm. Bà mới mổ ruột thừa ở huyện về. Bà ngồi lặng lẽ trên một cái giường trải một chiếc chiếu rách. Hỏi đến thuốc men, bà đưa ra một nắm thuốc thập cẩm không biết đã được cấp cho từ lúc nào, thuốc bổ xen lẫn với thuốc trị bệnh. Chẳng bác sỹ nào ở đây để kiểm tra lại cho người phụ nữ này.

500.000 đồng/tháng, trong con số ấy là hàng chục cây số đường đất đỏ, là những buổi thăm khám với những bệnh nhân không biết tiếng Kinh, và đôi lúc "cứng đầu" đến mức chỉ tin vào thần thánh chứ không để con mình nằm lại điểu trị. Mọi thứ rất khác khi là một bác sỹ miền cao. Ở một trạm y tế phường tại Hà Nội hay TP.HCM, những đợt tiêm chủng mở rộng là những cuộc lấy số xếp hàng dài bất tận, đông nghẹt người. Còn ở đây, trải chiếu chờ cũng chẳng thấy đồng bào bế con đến. Các bác sỹ lại tự gùi vaccine lên vai, lội bộ qua những con đường đất đỏ để đến bản, xin được tiêm cho trẻ con. Đợt tiêm chủng thường vào mùa mưa: Những con đường đất đỏ lầy lội như bẫy chân người. Có bác sỹ ở Đăk Phơi kể, bản xa nhất cách trạm đến 40 cây số, phần lớn phải đi bộ vì lầy quá xe không đến nổi. Có những lần trượt ngã, vaccine trên vai rơi xuống. Lại quay lại trạm lấy vaccine đi tiếp. Đi nửa ngày mới đến được với bệnh nhân.

Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua? ảnh 3

Bà con nơi đây không ý thức được nhu cầu y tế của mình. Ảnh báo Quảng ngãi.

500.000 đồng/ tháng, con số ấy tất nhiên không liên quan gì đến mục tiêu của ngành y tế về việc tăng cường đội ngũ bác sỹ thôn bản. Cho dù là chi tiêu ở vùng cao không bằng nơi thành phố, nhưng với mức lương cơ bản cộng phụ cấp, phần lớn họ vẫn phải tìm thêm những kế sinh nhai khác. Một nghịch lý: Cán bộ y tế không thể toàn tâm toàn ý trong khi người bệnh ở những vùng này lại cần sự quan tâm đặc biệt hơn, họ không tự ý thức được về nhu cầu y tế của mình.

500.000 đồng/tháng, và không gì khác ngoài vài chục nghìn đồng/ ngày trực. Bệnh nhân ở đây không có "phong bì". Nếu trạm xá hết thuốc bảo hiểm y tế, họ sẽ chấp nhận ra về mà không mua nổi một viên paracetamol giảm đau. Đồng bào không có tiền.

H'Pôn vẫn bế đứa con đứng ngoài trời, mắt cau lại vì nắng gắt. Đứa trẻ trên tay đã ngủ, thôi khóc vì cơn đau. Trông cô như đang chờ đợi một điều gì đó một sức mạnh nào có thể vượt qua con đường đất đỏ và con suối lớn kia để đến lo cho đứa con của mình. Nhưng chỉ có một cộng tác viên y tế thôn bản, đi một đôi dép đã mòn vẹt gót, khiêng chiếc xe đạp qua suối, đến hỏi thăm dăm ba câu bằng tiếng M'Nông. Anh ta cũng không có đủ khả năng khám bệnh cho đứa bé.

PV

Thị trường làm đẹp cuối năm - Bài 4: Ớn lạnh dịch vụ tiêm môi bằng máu của chân mày phong thuỷ Viên Viên
Thị trường làm đẹp cuối năm - Bài 4: Ớn lạnh dịch vụ tiêm môi bằng máu của chân mày phong thuỷ Viên Viên
(Ngày Nay) - Hút máu quay ly tâm tạo tế bào gốc rồi tiêm vào các bộ phận như môi, mũi, tai… khách hàng là một dịch vụ lạ lùng mà cho đến nay chưa từng có một đơn vị y tế nào ở Việt Nam được phép thực hiện. Dẫu vậy, một hộ kinh doanh chân mày lại đang cung cấp cho khách hàng dù trước đó đã từng bị tố “lừa đảo”.
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
(Ngày Nay) - VinFast công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.
Ninh Thuận kỳ vọng vào du lịch đồng quê.
Ninh Thuận kêu gọi "hiến kế" chính sách đột phá cho du lịch
(Ngày Nay) - Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Văn Hòa, Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch như: Chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm về du lịch; đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới; nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch… cùng với tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước.
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.