Ông Đinh La Thăng: 'Dự án chống ngập 10.000 tỷ phải hoàn thành sớm 14 tháng'

(Ngày Nay) - Để giải quyết ngập cho 6,5 triệu dân bờ hữu sông Sài Gòn và khu trung tâm, Bí thư Thành ủy TP HCM ra "tối hậu thư" rút ngắn thời gian thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ xuống còn 22 tháng.
Bí thư Thành ủy TP HCM đi kiểm tra công trình thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ.
Bí thư Thành ủy TP HCM đi kiểm tra công trình thi công dự án chống ngập 10.000 tỷ.

Chiều 4/2, xuống nơi thi công dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đánh giá công trình này có vốn lớn, thi công trong điều kiện địa hình phức tạp nên chủ đầu tư phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công nhân.

"Cái khó nhất là giải phóng mặt bằng đã làm xong, cái khó thứ hai là tiền - cũng được Thủ tướng và các bộ ngành giải quyết rồi. Cho nên nhà đầu tư cần rà soát để rút ngắn tiến độ thi công, phải hoàn thành dự án sớm hơn dự kiến nhưng phải đảm bảo chất lượng", ông Thăng yêu cầu.

Ông Đinh La Thăng: 'Dự án chống ngập 10.000 tỷ phải hoàn thành sớm 14 tháng' ảnh 1Công trình cống Mương Chuối ở huyện Nhà Bè đang được thi công gấp rút. 

Bí thư Thành ủy TP HCM cũng đề nghị UBND thành phố phải họp giao ban với nhà đầu tư và các sở ngành ít nhất mỗi tháng một lần để kịp tháo gỡ các vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Thành phố tăng cường giám sát dự án cũng như tạo cơ chế giám sát cho nhân dân trong vùng, phải có số điện thoại tiếp thu ý kiến của người dân, trồng thêm cây để tăng diện tích xanh cho thành phố.

"Tranh thủ làm thêm cầu bên trên cống. Nếu không tính bây giờ thì cầu xong mà hai đầu không có đường thì dự án sẽ thiếu đồng bộ và giảm hiệu quả", ông Thăng nói.

Báo cáo với đoàn công tác của Bí thư Thành ủy TP HCM, ông Nguyễn Tâm Thịnh - đại diện nhà đầu tư cho biết, hiện dự án giải quyết ngập do triều cường tại khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) đã đạt 26%-30% tiến độ.

"Chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành dự án sớm 14 tháng so với kế hoạch dự kiến, đúng dịp 30/4/2018", ông Thịnh khẳng định.

Ông Đinh La Thăng: 'Dự án chống ngập 10.000 tỷ phải hoàn thành sớm 14 tháng' ảnh 2Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa ghi nhận sự quyết tâm của đơn vị thi công đã tranh thủ làm xuyên Tết để đẩy nhanh tiến độ.

"Bên cạnh tiến độ đảm bảo về đích sớm, nhà đầu tư phải đảm bảo chất lượng công trình. Đây là dự án rất lớn không chỉ chống ngập mà có tác động phát triển kinh tế xã hội thành phố. UBND thành phố bảo đảm nhà đầu tư vướng gì, chỉ cần điện thoại báo là sẽ giải quyết chứ không cần tổ chức họp hành", ông Khoa nói.

Theo hợp đồng ký kết giữa UBND TP HCM và Tập đoàn Trung Nam hồi tháng 6/2016, dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng kinh phí hơn 9.926 tỷ đồng sẽ hoàn thành sau 3 năm thi công (6/2019).

Dự án nhằm kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố. Đồng thời, chủ động trong việc điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị và tạo cảnh quan môi trường cho khu vực.

Để đảm bảo mục tiêu kiểm soát ngập do triều và chủ động điều tiết nước, dự án tập trung xây dựng các cống kiểm soát triều lớn và xây dựng tuyến đê dài. Bao gồm các hạng mục ở địa bàn quận 1, 4, 7, 8 và hai huyện Nhà Bè, Bình Chánh với diện tích ảnh hưởng khoảng 100 ha.

Dự án xây 6 cống để kiểm soát triều tại Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Mỗi cống rộng từ 40 đến 160 m, chiều cao thành cống 3,6–10 m (âm bên dưới).

Dự án còn có 3 trạm bơm tại cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Định và đảm bảo tàu thuyền vẫn qua lại an toàn khi đưa vào hoạt động.

Tuyến đê bao ven sông Sài Gòn sẽ từ Vàm Thuật đến sông Kinh với chiều dài 7,8 km và thiết kế cống từ Vàm Thuật đến Mương Chuối (Nhà Bè).

Ngoài ra, dự án cũng xây dựng nhà quản lý trung tâm toàn dự án và hệ thống SCADA (theo dõi kiểm soát mực nước triều hệ thống tự động).

Theo nội dung ký kết, UBND TP HCM sẽ thanh toán 16% giá trị hợp đồng BT bằng quỹ đất và 84% bằng tiền.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.