Ông Đinh La Thăng hầu toà trong phiên phúc thẩm

Hôm nay, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Đinh La Thăng trong vụ án gây thiệt hại 800 tỷ đồng.

Sáng 19/6, phiên tòa khai mạc dưới sự điều hành của thẩm phán cao cấp, chủ toạ Nguyễn Vinh Quang. Ông Đinh La Thăng có bốn luật sư bào chữa. Dự kiến, phiên tòa phúc thẩm kéo dài đến ngày 25/6.

Ông Hà Văn Thắm (cựu chủ tịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương, Oceanbank) được TAND Cấp cao tại Hà Nội triệu tập với tư cách nhân chứng. Ông Thắm bị kết án tù chung thân trong vụ cố ý làm trái xảy ra tại Oceanbank do bị cáo buộc ra chủ trương, chỉ đạo chi lãi ngoài trái luật hơn 1.500 tỷ đồng.

Ông Đinh La Thăng hầu toà trong phiên phúc thẩm ảnh 1Ông Thăng (áo trắng cộc tay) và cựu phó tổng giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn được cảnh sát đưa vào phòng xử án tại toà phúc thẩm. Ảnh: Ngọc Thành

Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 9/2008, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo và quyết định để tập đoàn này góp vốn vào Oceanbank. Ông biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank, biết theo các quy định pháp luật khi muốn đầu tư vốn để trở thành cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng này phải báo cáo xin chủ trương và được sự đồng ý của Thủ tướng song cố ý không thực hiện và chỉ đạo cấp dưới làm trái các quy định của Nhà nước.

Các bị cáo Vũ Khánh Trường, Nguyễn Thanh Liêm, Nguyễn Xuân Thắng, Phan Đình Đức lúc ấy là thành viên Hội đồng thành viên PVN cùng ông Nguyễn Xuân Sơn (phó tổng giám đốc), Ninh Văn Quỳnh (kế toán trưởng) đã thực hiện chỉ đạo và chủ trương của ông Thăng.

Do Oceanbank mắc nhiều sai phạm và bị Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng vào giữa năm 2015, 800 tỷ đồng vốn góp của PVN bị mất. Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại 800 tỷ đồng, theo nhà chức trách do hành vi trái pháp luật của ông Đinh La Thăng và các bị cáo đồng phạm.

Ông Đinh La Thăng hầu toà trong phiên phúc thẩm ảnh 2Nhân chứng Hà Văn Thắm (áo xanh) và cựu kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh được đưa đến toà. Ảnh: Ngọc Thành

TAND Hà Nội cho rằng có đủ cơ sở kết luận ông Đinh La Thăng có thẩm quyền cao nhất tại PVN, có trách nhiệm quản lý, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao, nhưng đã chỉ đạo và quyết định góp vốn vào Oceanbank trái quy định của pháp luật.

TAND Hà Nội tuyên phạt ông Thăng 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế (điều 165 Bộ luật Hình sự 1999) và buộc bồi thường cho PVN hơn 600 tỷ đồng.

Sáu người còn lại nhận các mức án từ 15 tháng cải tạo không giam giữ tới 7 năm tù về cùng tội danh. Riêng ông Ninh Văn Quỳnh còn bị cáo buộc chiếm đoạt tiền của Oceanbank thông qua ông Nguyễn Xuân Sơn nên cấp sơ thẩm tuyên phạt thêm tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản với mức án 16 năm tù.

Sau khi cấp sơ thẩm ra bản án, cả bảy người nói trên đều kháng cáo. Ông Đinh La Thăng kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội xem xét lại cả về tội danh, hình phạt và trách nhiệm dân sự cho bản thân.

Ông Thăng cho rằng bản án sơ thẩm đã không xem xét đến bối cảnh PVN quyết định đầu tư vào OceanBank chỉ là phương án giải quyết hệ lụy của việc không được thành lập Ngân hàng TMCP Hồng Việt. Ông không có trách nhiệm với số tiền PVN bị thất thoát, vì thế việc cấp sơ thẩm tuyên buộc bản thân bồi thường hơn 600 tỷ đồng là không đúng.

Sáu bị cáo còn lại cũng chống án với nguyện vọng xin cấp phúc thẩm xem xét nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội để giảm hình phạt cũng như mức bồi thường dân sự.

Riêng ông Nguyễn Xuân Sơn còn đề nghị TAND cấp cao tại Hà Nội xem xét, chấp nhận lời khai của bản thân về việc đã đưa cho bị cáo Ninh Văn Quỳnh số tiền 180 tỷ để thay Oceanbank “chăm sóc khách hàng là PVN”. Theo quan điểm của ông Sơn, việc cấp sơ thẩm chỉ kết luận ông Quỳnh nhận của mình 20 tỷ đồng với mục đích chi cho cá nhân là không chính xác.

Theo Vnexpress
Thị trường lao động Mỹ tiếp tục hạ nhiệt
Thị trường lao động Mỹ tiếp tục hạ nhiệt
Theo báo cáo cơ hội việc làm và luân chuyển lao động (JOLTS) được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 5/12, chỉ số cơ hội việc làm của nước này trong tháng 10 đã giảm xuống mức thấp trong hơn hai năm rưỡi qua, dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy nhu cầu lao động đang hạ nhiệt.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp xúc cử tri huyện Hoà Vang. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng
(Ngày Nay) -  Ngày 5/12, tại huyện Hòa Vang, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đã dự Hội nghị tiếp xúc cử tri để thông báo kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; đồng thời ghi nhận, tiếp thu ý kiến của cử tri.
Ông Nguyễn Văn Dũng được Thủ tướng phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) -  Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 1520/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Dũng, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuốn sách “Hồi ký phóng viên chiến trường” của tác giả Trần Mai Hưởng
Ra mắt cuốn sách "Hồi ký Phóng viên chiến trường" của tác giả Trần Mai Hưởng
(Ngày Nay) -  Chiều 5/12, tại Trụ sở Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam - TTXVN) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Alpha (Alpha Books) và Công ty Truyền thông Sống tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Hồi ký Phóng viên chiến trường" của tác giả Trần Mai Hưởng, nguyên Tổng giám đốc TTXVN, với mong muốn đưa tác phẩm đến gần hơn với độc giả Việt trong lần đầu tiên được xuất bản.
Học sinh Thành phố Hồ Chí Minh tham quan khu vực trưng bày hình ảnh, hiện vật "Cuộc chiến thời bình". Ảnh: Xuân Khu-TTXVN
Khai mạc Triển lãm chuyên đề "Ký ức thời hoa lửa"
(Ngày Nay) -  Sáng 5/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Chính trị Quân khu 7 phối hợp Cục Chính trị Quân đoàn 4 tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề "Ký ức thời hoa lửa", trưng bày, giới thiệu các hình ảnh, hiện vật về những năm tháng sống và chiến đấu của những người chiến sỹ lực lượng vũ trang miền Đông Nam bộ trong chiến tranh và thời bình.