1 Ông vua nào nổi tiếng với giai thoại "Nịnh Tây"?
icon
Đồng Khánh
icon
Bảo Đại
icon
Khải Định
icon
Dục Đức
Giải thích Khải Định là ông vua nổi tiếng ăn chơi đương thời, ngoài ra ông cũng là vua nổi tiếng “nịnh Tây”. Đến nay, ở Huế vẫn còn những câu vè như: “Truyền rằng Khải Định nịnh Tây / Nghề này thì lấy ông này tiên sư”.
2 Ông là vua của triều đại phong kiến nào?
icon
Trần
icon
Hậu Lê
icon
Trịnh
icon
Nguyễn
Giải thích Khải Định (1885-1925) tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Bảo, là vị hoàng đế thứ 12 của triều Nguyễn, trị vì từ năm 1916-1925. Khải Định là phụ hoàng của Bảo Đại - hoàng đế cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
3 Khải Định là con của vua nào?
icon
Dục Đức
icon
Đồng Khánh
icon
Hiệp Hòa
icon
Thành Thái
Giải thích Theo sách "Nguyễn Phúc tộc thế phả", Khải Định tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con trai của vua Đồng Khánh. Giống cha mình, Khải Định thân Pháp, làm tay sai của những kẻ xâm lược. Ông ta bị người đời gọi là "Ông tổ của nghề nịnh Tây".
4 Ngoài giai thoại "Nịnh Tây", vị vua này còn bị bố vợ gọi là...?
icon
Đồ bất lực vô hậu
icon
Vô tiền khoáng hậu
icon
Mũ ni che tai
icon
"Thầy tăng"
Giải thích Theo sách “Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn”, Khải Định là ông vua tai tiếng nhất của triều đại này. Khi còn là phụng hóa công (chưa chính thức làm vua), Khải Định đam mê bài bạc, nhiều lần thua độ phải để lính hầu ở lại. Thậm chí, mỗi khi hết tiền, ông ta còn nhờ vợ về xin nhà ngoại để chơi bạc. Chứng kiến con rể suốt ngày ham chơi, chưa sinh được con cái (mãi sau này Khải Định mới có con), bố vợ của ông ta là quan đại thần Trương Như Cương bực tức gọi Khải Định là "đồ bất lực vô hậu".
5 Khải Định từng tổ chức lễ gì làm ngân sách kiệt quệ?
icon
Sinh nhật con trai
icon
Sinh nhật mình
icon
Mừng thọ mẹ
icon
Mừng thọ vợ
Giải thích Năm 1924, từ Pháp về, Khải Định lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh (sinh nhật 40 tuổi) rất lớn và tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền.
6 Sau khi qua đời, Khải Định được an táng tại lăng nào?
icon
Ứng Lăng
icon
Khiêm Lăng
icon
Hiếu Lăng
icon
An Lăng
Giải thích Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", Khải Định được an táng ở Ứng Lăng, tọa lạc trên núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế. Lăng được khởi công xây dựng năm 1920, phải tới 11 năm sau mới hoàn thành. Khải Định cho xây dựng lăng tẩm của mình rất công phu, tốn kém.
7 Ai chỉ huy xây dựng lăng Khải Định?
icon
Tôn Thất Hân
icon
Nguyễn Văn Duyệt
icon
Lê Văn Bá
icon
Hồ Đắc Trung
Giải thích Tiền quân đô thống phủ Lê Văn Bá là người được giao nhiệm vụ chỉ huy xây dựng lăng Khải Định. Đây là công trình kết hợp giữa kiến trúc triều Nguyễn, pha lẫn với kiến trúc phương Tây, hoàn toàn khác biệt với kiểu kiến trúc truyền thống của những lăng vua chúa khác.
8 Trần của lăng Khải Định có bức tranh nổi tiếng được đặt tên gì?
icon
Long ly quy phượng
icon
Mã đáo thành công
icon
Chim sẻ đậu cành trúc
icon
Cửu long ẩn vân
Giải thích Nét đặc sắc của lăng vua Khải Định là phía trên trần có bức tranh rất đẹp và nổi tiếng là “Cửu long ẩn vân” - 9 con rồng ẩn trong mây. Bức tranh này được một họa sĩ dùng chân vẽ.
9 Nghệ nhân nào dùng chân vẽ bức tranh này?
icon
Phan Văn Tánh
icon
Nguyễn Văn Khả
icon
Lê Bửu Trạch
icon
Cửu Sừng
Giải thích Người dùng chân vẽ bức tranh có một không hai này là nghệ nhân Phan Văn Tánh, có tài liệu ghi quê ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
10 Vua Khải Định có tất cả bao nhiêu người vợ?
icon
9
icon
12
icon
15
icon
18
Giải thích Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, vua Khải Định có tất cả 12 bà vợ nhưng chỉ có duy nhất một con trai, tức vua Bảo Đại sau này.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.