Theo đó, nước tiểu sẽ là nguyên liệu cho các "pin nhiên liệu vi sinh vật" (microbial fuel cell – MFC) dùng để phát điện. Nghiên cứu này từng gây tiếng vang lớn vào năm 2013 khi các nhà khoa học chứng minh được rằng MFC có thể sử dụng cho điện thoại di động.
Nhà vệ sinh mẫu tại UWE Bristol, nơi thử nghiệm công nghệ biến nước tiểu thành điện. (Ảnh: UWE Bristol) |
Trong mô hình này, thiết bị chuyển đổi năng lượng được đặt ngay bên dưới sàn nhà và có thể nhìn thấy từ bên ngoài.
Tin liên quan:
- Nuôi cấy trứng và tinh trùng từ tế bào da: Cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh
- Phát minh mới giúp con người "cải lão hoàn đồng"
Theo Ieropoulos, nguyên lý hoạt động của MFC là sử dụng các vi sinh vật sinh trưởng nhờ nước tiểu. MFC sẽ khai thác một phần năng lượng sinh hóa mà vi sinh vật sử dụng để phát triển, biến trực tiếp nó thành điện năng.
Đây được coi là công nghệ rất thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả chất phế thải và không cần đến nhiên liệu hóa thạch. Vì dùng "nguyên liệu" miễn phí và phong phú, công nghệ này có thể dễ dàng áp dụng ở bất cứ nơi nào.Chi phí chế tạo mỗi MFC khoảng một bảng Anh.
"Chúng tôi đã chứng minh được rằng đây cũng là một cách tạo ra điện", Science Daily dẫn lời giáo sư Ioannis Ieropoulos, trưởng nhóm chuyên gia, nói.
Dự án Biến nước tiểu thành điện là công trình hợp tác của Đại học West of England (UWE Bristol) và tổ chức Oxfam. Họ hy vọng công nghệ này có thể ứng dụng để thắp sáng và cung cấp điện cho những trại tị nạn, khu vực chịu thiên tai ở nhiều khu vực trên thế giới.
"Phát minh này có ý nghĩa lớn đối với các nạn nhân gặp thiên tai, giúp giảm thiểu nguy cơ bị tấn công khi trời tối", Andy Bastable, người phụ trách vấn đề nước và vệ sinh của Oxfam, cho biết.
Trước đó, các kỹ sư thiết kế và xây dựng Hoa kỳ đã phát triển một "phao phát điện nổi”, lợi dụng chuyển động bập bềnh của sóng để di chuyển một piston thủy lực sinh ra điện. Phao phát điện đã triển khai tại Vịnh Monterey nhiều lần, tạo ra 400W năng lượng điện.
Minh Châu (t/h)