Phong trào "Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" góp phần nâng cao đạo đức công vụ

(Ngày Nay) - Sáng 4/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu được tôn vinh trong phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” giai đoạn 2019 - 2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với đại biểu được tôn vinh trong phong trào thi đua "tham mưu giỏi, phục vụ tốt" giai đoạn 2019 - 2024. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với đại biểu được tôn vinh trong phong trào thi đua "tham mưu giỏi, phục vụ tốt" giai đoạn 2019 - 2024. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phạm Tất Thắng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương; Lâm Thị Phương Thanh, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đại diện một số ban, bộ, ngành Trung ương và 150 cá nhân là những gương điển hình trong phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”.

Từ chủ trương trong Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, năm 2018, Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Việt Nam đã cụ thể hóa phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” trong Nghị quyết số 04/NQ-CĐVC ngày 16/8/2019 về nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và triển khai trong toàn hệ thống với nội dung: “Tham mưu giỏi” là tham mưu đúng, trúng, kịp thời, sáng tạo, mang lại hiệu quả cao cho Nhà nước, xã hội, người dân, người lao động và doanh nghiệp; “Phục vụ tốt” là phục vụ chu đáo, tận tình, trách nhiệm, hiệu quả theo đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp và khách hàng. Phục vụ còn được hiểu là phục vụ sự nghiệp vẻ vang của Đảng, phụng sự Tổ quốc, dân tộc.

Sau 5 năm triển khai, phong trào đã thấm sâu đến cơ sở, được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng ứng, thực hiện bằng các việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả ở từng cơ quan, đơn vị. “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” cùng với các phong trào thi đua, cuộc vận động khác đã tạo chuyển biến lớn trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cả nước về chất lượng chuyên môn, tinh thần, thái độ phục vụ, hoàn thành khối lượng công việc ngày càng nặng nề, phức tạp trong bối cảnh thế giới có nhiêu biến động, xuất hiện những vấn đề mới chưa có tiền lệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân và vị thế đất nước.

Tại cuộc gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao và hoan nghênh Công đoàn Viên chức Việt Nam đã phát huy tốt vai trò chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, tổ chức, phát động, triển khai các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn viên chức Việt Nam và các cấp, ngành phát động; trong đó có phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” đã được đông đảo các cấp công đoàn tích cực hưởng ứng, tạo động lực thúc đẩy tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và tăng cường trách nhiệm trong mọi công việc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, thời gian qua, phong trào “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở từng cơ quan, đơn vị; góp phần nâng cao đạo đức công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Việc triển khai sâu rộng phong trào “tham mưu giỏi, phục vụ tốt trong cả nước, đã xuất hiện hàng nghìn điển hình tiên tiến, mà trong đó là 150 đồng chí được biểu dương ngày hôm nay là những tấm gương tiêu biểu của phong trào. Đây là những tấm gương tiêu biểu xuất sắc, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, lao động đạt năng suất cao, chất lượng tốt; tận tụy, trách nhiệm cao trong công việc; hết lòng, hết sức vì nhiệm vụ chung, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ xúc động được biết nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dù thu nhập chưa cao, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng đã nỗ lực vượt qua mọi thách thức, kiên quyết vượt qua cám dỗ, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thực hành liêm chính, vô tư, trong sáng, thượng tôn pháp luật, giữ gìn đạo đức công vụ, được đồng nghiệp và nhân dân quý mến, tin yêu; nhấn mạnh đó cũng chính là những điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, là những người tiên phong trong thực hiện Di chúc Bác Hồ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt ra mục tiêu chiến lược đến năm 2030 nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thu nhập cao; đồng thời nhấn mạnh đó là khát vọng của toàn dân tộc và cũng là thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Trong bối cảnh mới ngày càng nhiều khó khăn, thách thức, để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu phải phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó, nguồn lực con người là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất; cần có một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất năng lực, uy tín, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương và đạo đức công vụ, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, luôn đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở, công đoàn cùng cơ quan chuyên môn sẽ luôn tạo được môi trường kết hợp giữa giáo dục, rèn luyện trong tập thể với phát huy tính chủ động, tự giác trong rèn luyện, tu dưỡng cá nhân, chúng ta sẽ có được lực lượng mạnh, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trích dẫn lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “cán bộ, công chức, viên chức là công bộc của dân, là đầy tớ của dân. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm; việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”, coi đó là kim chỉ nam trong suốt quá trình thực thi công vụ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn trong nhiệm vụ, công việc hằng ngày, từ tham mưu các chủ trương, chính sách vĩ mô, đến các công việc hành chính, phục vụ cụ thể, mỗi người phải thương yêu nhân dân, lắng nghe nhân dân, tận tâm lo lắng, trăn trở và quyết tâm giải quyết kịp thời, thấu đáo, hiệu quả các vấn đề nảy sinh liên quan đến cuộc sống, sinh kế của người dân và khó khăn của tổ chức, doanh nghiệp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý trước yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư lấy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và kinh tế tri thức làm nền tảng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải thực sự năng động, đổi mới sáng tạo; phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị; nắm vững chủ trương, chính sách, pháp luật; không ngừng nâng cao tri thức, đổi mới tư duy và tầm nhìn; có tinh thần tự học suốt đời, luôn cập nhật kiến thức, phát triển kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng để thúc đẩy tư duy đổi mới, tinh thần sáng tạo, trong công tác cán bộ, các cấp ủy, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu phải đánh giá đúng cán bộ, thực sự quan tâm khích lệ, quy hoạch, đề bạt, khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; tập trung khắc phục trình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức né tránh, đùn đẩy, thờ ơ, vô cảm, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả, sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ; không dám tham mưu, không ra quyết định, không dám đương đầu với khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Công đoàn Viên chức Việt Nam và các cấp công đoàn cả nước cần tiếp tục triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, giám sát thực hiện các phong trào thi đua để các phong trào duy trì thường xuyên, liên tục; xác định rõ mục tiêu, đối tượng, nội dung và tiêu chí thi đua; đồng thời coi trọng hơn nữa công tác phát hiện, lựa chọn, biểu dương, nhân rộng, lan tỏa các điển hình tiên tiến.

Khẳng định Đảng và Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế, nghiên cứu đổi mới chế độ chính sách tiền lương, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc, cống hiến, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn với những kết quả đã đạt được, các gương mặt tiêu biểu tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tạo nên nhiều sản phẩm, thành tích mới, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trở thành cảm hứng và động lực cho toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cả nước để từng cơ quan, đơn vị và đất nước có thật nhiều gương điển hình, nhiều cán bộ, công chức, viên chức, người lao động “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt”.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.