PVN buộc BSR cắt giảm sản lượng theo hợp đồng để 'cứu' dự án thua lỗ?

(Ngày Nay) -Như Ngày Nay đã thông tin, việc Cty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cắt giảm mạnh khối lượng đã ký với hàng loạt khách hàng đang gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp. Đáng nói, việc cắt giảm này được rốt ráo, quyết liệt triển khai có mục đích chỉ là để “giải cứu” dự án đắp chiếu PVTex Đình Vũ, một dự án đang thoi thóp, khó có thể hồi sinh.
Việc BSR cắt giảm sản lượng để cứu một dự án đang đắp chiếu liệu có gì bất thường?
Việc BSR cắt giảm sản lượng để cứu một dự án đang đắp chiếu liệu có gì bất thường?

Thực tế, PVtex – công ty sản xuất xơ sợi là công ty đang được PVN chỉ đạo cứu. Công ty này đã đắp chiếu nhiều năm và gần đây mới khởi động  lại một phần.

Theo chỉ đạo này, BSR sẽ cắt giảm 35% khối lượng đã ký với 5 khách hàng là công ty OPEC. Cty CP hoá chất nhựa Đà Nẵng, cty CP dịch vụ dầu khí miền Trung, Tổng công ty DMC và công ty CP nhà và thương mại đầu khí để bán phần cắt giảm này (khoảng 4.500 tấn/ tháng) cho Cty An Phát Holding,

Theo tìm hiểu, An Phát Holdings dùng công ty mới thành lập là Công ty Cổ phần xơ sợi An Sơn (thành lập ngày 10/4/2018) ký hợp đồng gia công với PVtex để chạy 10 máy, chiếm 3% công suất của PVtex. An Sơn chỉ có vốn điều lệ là 10 tỉ đồng, lại không có kinh nghiệm về kinh doanh xơ sợi. Thế nhưng PVN vẫn cho PVtex ký với An Sơn để sản xuất sợi DTY. Đổi lại, điều kiện là PVtex hỗ trợ An Phát Holdings mua 35% sản lượng của BSR trong 5 năm, giá trị ước tính gần 150 tỉ đồng/tháng.

Một con số được PVN công bố cho thấy, 3 tháng sau khi giải cứu PVtex, sản lượng xơ sợi chỉ là 500 tấn trong khi công suất của PVtex là 15.000 tấn/tháng. Điều đó cho thấy thấy PVtex khởi động không đáng kể trong khi phần đổi lại cho An Phát là quá lớn.

Việc bị yêu cầu dừng mua sản lượng đột ngột ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến hàng loạt công ty, hàng ngàn lao động. Đại diện công ty Cổ phần hóa chất Nhựa Đà Nẵng cho biết: “Việc cắt bớt sản lượng đã ký kết để chuyển giao cho đơn vị khác là tiềm ẩn rủi ro về tính hiệu quả, cả về mặt pháp lý cũng cần để các bên xem xét toàn diện. Đây là điều mà công ty chúng tôi không đồng thuận bởi đây là bước lùi trong kế hoạch kinh doanh đã xây dựng”.

Trước sự không đồng thuận của các khách hàng đã ký hợp đồng và việc cắt giảm sản lượng cũng như dự định bán sản lượng cắt giảm cho An Phát không thông qua đấu thầu có dấu hiệu sẽ sai luật, ngày 26/10, lãnh đạo lọc dầu Dung Quất đã chủ động làm việc với An Phát và OPEC theo hướng An Phát sẽ mua lại sản lượng hạt  nhựa PP từ OPEC với giá chuyển tiếp của Hợp đồng OPEC mua từ BSR hoặc  với giá 17 USD/tấn.  Phương án khác là OPEC mua lại sản lượng của An Phát (phần BSR lấy lại từ DMC, PVBuilding bán cho An Phát Holdings). Tuy nhiên các bên không thống nhất được cả 2 phương án này.

Theo tìm hiểu của PV Ngày Nay, ngày 26/10 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức cuộc họp với Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí - CTCP (DMC)… để nghe báo cáo tình hình triển khai Kết luận cuộc họp ngày 17/10/2018 tại Dung Quất về tiêu thụ sản phẩm hạt nhựa PP lọc dầu Dung Quất.

Tại cuộc họp này, lãnh đạo PVN tiếp tục khẳng định lại một lần nữa quyết tâm của Tập đoàn này trong việc tái khởi động dự án xơ sợi đang thua lỗ nghìn tỷ PVTex Hải Phòng. Cuộc họp cũng để quán triệt việc triển khai Nghị quyết số 5854/NQ-DKVN ngày 28/09/2018 của HĐTV PVN về việc thông qua phương án hợp tác tiêu thụ sản phẩm hạt nhựa PP của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Theo đó lọc dầu Dung Quất sẽ ký hợp đồng bán hạt nhựa PP cho công ty An Phát Holdings. Còn các công ty khác sẽ phải cắt giảm sản lượng hoặc chấm dứt hợp đồng mua hạt nhựa của lọc dầu Dung Quất.

Trả lời phóng viên Ngày Nay sáng nay 2/11, ông Đinh Văn Sơn, thành viên HĐQT PVN cho biết việc thực hiện hợp đồng phân phối sản phẩm nhựa PP của BSR trong quá trình xử lý dự án chưa hiệu quả PVTex chỉ là một trong rất nhiều công cụ nhằm triển khai các giải pháp của PVN. Ông Sơn cũng cho rằng PVN không can thiệp vào bất kỳ hợp đồng kinh tế nào mà chỉ sử dụng quyền được quy định của pháp luật để yêu cầu Người đại diện vốn của Tập đoàn tại đơn vị thành viên.

Động thái quyết liệt này của PVN cho thấy, rõ ràng Tập đoàn này dường như sẵn sàng đánh đổi uy tín, tiền bạc của lọc dầu Dung Quất cũng như số phận của hàng loạt công ty có liên quan, thậm chí can thiệp thô bạo vào hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường bằng mệnh lệnh hành chính, chỉ để “cứu” một dự án đang đắp chiếu PVTex. Có điều gì uẩn khúc đằng sau câu chuyện này, Ngày Nay tiếp tục cập nhật thông tin.

Năm 2017, BSR ký hợp đồng có thời hạn 3 năm (2018 - 2021) bán hạt nhựa PP cho 5 khách hàng là Opec, Cty Cổ phần hóa chất nhựa Đà Nẵng, Cty Cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí miền Trung, TCty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC), Cty Cổ phần nhà và thương mại dầu khí. Tổng số hạt nhựa theo hợp đồng là 13.000 tấn/tháng, giá thỏa thuận là 15USD/tấn.

Bất ngờ, ngày 25.7.2018, BRS tổ chức cuộc họp với 5 khách hàng trên để thông báo về việc sẽ cắt giảm 35% khối lượng đã ký (tương đương 4.500 tấn/tháng) cho Cty An Phát Holding, lý do là nhằm thực hiện chỉ đạo của PVN trong việc khởi động lại nhà máy PVtex vốn đã thua lỗ nhiều năm và cần giải cứu.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).