Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa từ tài nguyên di sản phong phú

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Là vùng đất cổ giao thoa giữa văn hóa biển, đảo và văn hóa đồng bằng Bắc bộ, Quảng Ninh hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Đặc biệt, việc sở hữu dày đặc hệ thống di tích, danh thắng lịch sử, lễ hội truyền thống đặc sắc được gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị tốt đã trở thành nguồn “nguyên liệu” quý báu, phong phú phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa nhanh và bền vững.
Khu di tích - danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) thuộc Quần thể di tích - danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang trên hành trình đề cử UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Khu di tích - danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí) thuộc Quần thể di tích - danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang trên hành trình đề cử UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Vùng đất giao thoa văn hoá

Quảng Ninh hiện có 43 thành phần dân tộc cùng sinh sống. Từ điều kiện địa lý giao thoa đặc biệt đã tạo nên con người Quảng Ninh năng động, sáng tạo, hào sảng bởi sự kết hợp giữa văn hóa biển, văn hóa bản địa, cùng văn hóa truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của công nhân mỏ đã làm nên khí chất con người của vùng đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc.

Với bề dày lịch sử, Quảng Ninh tự hào có kho tàng di sản văn hóa vô giá gồm trên 630 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 8 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 56 di tích cấp quốc gia, 101 di tích cấp tỉnh, 465 di tích kiểm kê, phân loại cùng 362 di sản văn hóa phi vật thể. Chính sự gắn bó mật thiết giữa di tích lịch sử - văn hóa, phong tục tập quán của người dân và các thắng cảnh nổi tiếng là một lợi thế mà không phải tỉnh nào cũng có để tạo tiền đề cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa mang thương hiệu Quảng Ninh.

Trong số 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hoá mà Quảng Ninh có tiềm năng và lợi thế, như nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, đặc biệt là du lịch văn hóa… thời gian qua, tỉnh đã dành nhiều nguồn lực cho đầu tư, phát triển.

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực du lịch, vốn văn hóa của tỉnh cũng hết sức đa dạng, phong phú, mang lại nhiều tiềm năng khai thác, như: Du lịch văn hóa lễ hội truyền thống (Lễ hội đền Cửa Ông, Lễ hội Yên Tử, Lễ hội Tiên Công, Lễ hội đình Trà Cổ, Lễ hội đình Quan Lạn...) hay lễ hội mới mang thương hiệu Quảng Ninh được xây dựng thành sản phẩm văn hóa thường niên (lễ hội Carnaval, Lễ hội hoa Anh đào - Mai vàng Yên Tử, Lễ hội hoa sở, Lễ hội trà hoa vàng…); du lịch văn hóa tâm linh (di tích lịch sử nhà Trần (Đông Triều), quần thể di tích - danh thắng Yên Tử, chùa Ba Vàng (Uông Bí), đền Cửa Ông (Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (Vân Đồn)...; du lịch di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long; du lịch làng nghề thủ công truyền thống như: Làng nghề gốm sứ (Đông Triều); đan ngư cụ, đóng tàu vỏ gỗ (Quảng Yên), nuôi cấy ngọc trai (Vân Đồn)...

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa từ tài nguyên di sản phong phú ảnh 1
Quảng Ninh sở hữu hệ thống thiết chế văn hóa đồng bộ và hiện đại, là một trong những điều kiện cần để phát triển công nghiệp văn hóa.

Đa dạng hoạt động phát triển công nghiệp văn hoá

Các hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phục dựng và lưu giữ di sản văn hóa gắn với khai thác các loại hình du lịch đã tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, như “Một ngày làm ngư dân trên biển”, “Khám phá Quan Lạn”, “Cốc cốc đảo Hà Nam”, “Hành trình theo dấu chân Phật hoàng tại Yên Tử”... rất được du khách yêu thích. Đồng thời, chính các sản phẩm du lịch văn hóa ngày càng có những đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân bản địa.

Trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, một số bộ môn nghệ thuật dân tộc (múa rối, hát chèo, cải lương, các làn điệu dân ca, dân vũ của đồng bào dân tộc thiểu số...) được bảo tồn, khai thác biểu diễn tại Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, sân bay Vân Đồn, Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh, tại các lễ hội, trên các hành trình, tuyến điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch góp phần làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách khi đến Quảng Ninh.

Đặc biệt, tỉnh đã huy động hơn 4.000 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn xã hội hoá để bảo tồn, phục dựng các giá trị di sản văn hoá. Những công trình “nghìn tỷ” như cụm công trình Quảng trường - Bảo tàng, Thư viện - Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh; Khu liên hợp thể thao… đã giúp Quảng Ninh trở thành điểm đến của hàng loạt sự kiện văn hoá, thể thao cấp khu vực và quốc tế, như Liên hoan Xiếc thế giới, Tiếng hát ASEAN+3, Ngày hội Yoga quốc tế, SEAGames 31…

Các sự kiện Festival Âm nhạc quốc tế, Festival Áo dài, liveshow âm nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng trong nước, quốc tế được tổ chức liên tiếp tại Quảng Ninh trong khoảng 2 năm trở lại đây đã thể hiện tư duy đổi mới của Quảng Ninh trong việc xây dựng chuỗi sự kiện văn hóa điểm nhấn để tạo dấu ấn khác biệt, qua đó quảng bá, định vị thương hiệu địa phương, xây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển công nghiệp văn hóa.

Sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, song để biến những di sản, tài sản văn hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hoá, tạo đà bứt phá cho phát triển công nghiệp văn hóa vẫn còn là “bài toán” khó của Quảng Ninh, đòi hỏi các giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn. Đặc biệt là việc tập trung cải thiện, nâng cấp hạ tầng văn hoá để phục vụ cho công nghiệp văn hóa; quan tâm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp với từng nhóm ngành công nghiệp văn hoá như: Chính sách thuế thu hút, khuyến khích đầu tư, ưu đãi cho các sản phẩm văn hoá…

Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
Chốt danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024
(Ngày Nay) - Ngày 30/10, theo thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), kết thúc đợt tập huấn tại Thái Lan với 2 trận giao hữu chất lượng, Huấn luyện viên trưởng Diego Raul Giustozzi đã đưa ra quyết định cuối cùng về danh sách 14 cầu thủ tham dự Giải vô địch Futsal Đông Nam Á 2024.
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
Khám phá kiến trúc độc đáo của chùa Tà Ngáo ở vùng biên An Giang
(Ngày Nay) - Chùa Tà Ngáo theo hệ phái Phật giáo Nam Tông, tọa lạc tại sóc Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo, tiêu biểu, đặc trưng cho lối kiến trúc chùa tháp của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở Nam Bộ. Với hơn 200 năm tuổi, chùa Tà Ngáo còn là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quý về tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer của tỉnh An Giang.
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
Công nghệ sàng lọc ung thư vú trên "dế" thông minh
(Ngày Nay) - Các bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Kinh (PUMCH) ở Trung Quốc đã phát triển một hệ thống nhiệt học hồng ngoại dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI-IRT) để sàng lọc ung thư vú, cho phép người dùng dễ dàng kiểm tra nguy cơ ung thư thông qua một ứng dụng bằng cách kết nối các camera hồng ngoại với điện thoại thông minh của họ.
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
Nỗ lực vệ sinh trường lớp, đón học sinh trở lại khi nước lũ rút ​
(Ngày Nay) -  Chiều 29/10, bà Võ Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phước Tân 1 (phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, nhà trường đang huy động toàn bộ nhân lực thực hiện dọn dẹp vệ sinh trường lớp sau khi lũ từ thượng nguồn đổ về làm toàn bộ ngôi trường ngập trong biển nước, hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học. Dự kiến ngày 30/10, sau khi nước lũ rút, trường sẽ đón học sinh trở lại học.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 29/10/2024, Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.