1 Quốc gia châu Á nào không có hệ thống đèn giao thông?
icon
Armenia
icon
Bhutan
icon
Nepal
Giải thích Bhutan là quốc gia không có hệ thống đèn giao thông. BBC thông tin, vào đầu năm 2017, số ôtô ở Bhutan khoảng 75.000, có nghĩa những con đường ở đất nước này thường khá thoáng. Thimphu, thủ đô và là thành phố lớn nhất Bhutan, từng là nơi duy nhất cả nước có đèn giao thông, nhưng chỉ trong 24 giờ. Sau đó, do người dân không đồng ý, đèn bị gỡ bỏ và cảnh sát giao thông lại đảm nhiệm vai trò của mình như trước. Họ đứng ở giao lộ chính, điều khiển giao thông trên đường bằng bàn tay đeo găng trắng. Thimphu cũng là thủ đô duy nhất thế giới không có đèn giao thông.
2 Bhutan thuộc khu vực địa lý nào trên thế giới?
icon
Bắc Á
icon
Nam Á
icon
Tây Á
Giải thích Bhutan, tên chính thức là Vương quốc Bhutan, là quốc gia không giáp biển ở châu Á, nằm phía đông dãy Himalaya, có biên giới với Trung Quốc và Ấn Độ. Diện tích Bhutan là 38.394 km vuông, dân số gần 815.000, theo số liệu của Worldometers năm 2018.
3 Lãnh thổ Bhutan nằm bên dãy núi nổi tiếng nào?
icon
Alps
icon
Everes
icon
Himalaya
Giải thích Bhutan nằm ở phía Đông dãy Himalaya - dãy núi cao nhất thế giới. Quốc gia này có đường biên giới với Trung Quốc và Ấn Độ.
4 Bhutan còn có biệt danh là vương quốc gì?
icon
Rống đất
icon
Rồng lửa
icon
Rồng sấm
Giải thích Quốc vương Bhutan có biệt hiệu là Druk Gyalpo, nghĩa là "Quốc vương rồng sấm". Rồng sấm Druk trong huyền thoại Bhutan được thể hiện lên quốc kỳ với bốn chân quắp bốn viên ngọc quý. Con rồng màu trắng tượng trưng cho sự thanh khiết và lòng trung thành. Những viên ngọc đại diện cho sự thịnh vượng, an ninh và bảo hộ nhân dân tại Bhutan.
5 Điều gì khiến Bhutan là quốc gia đầu tiên trên thế giới có mức khí thải CO2 âm?
icon
Phần lớn diện tích đất đai được phủ rừng
icon
Vị trí cao khiến không khí loãng, lượng CO2 ít
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Menta Floss cho biết, năm 2017, Bhutan là quốc gia đầu tiên và duy nhất có mức khí thải carbon âm trên thế giới, vượt qua cam kết luôn duy trì mức carbon trung tính. Tổ chức phi lợi nhuận Climate Council có trụ sở tại Australia định nghĩa tình trạng carbon âm xảy ra khi lượng khí thải carbon của một quốc gia không chỉ được bù lại mà còn bị âm nhờ vào sự sản xuất năng lượng tái tạo. “72% diện tích nước tôi được phủ rừng. Hiến pháp quy định phải có ít nhất 60% tổng diện tích đất đai của Bhutan được phủ rừng trong mọi thời điểm. Toàn bộ đất nước sản sinh ra 2,2 triệu tấn khí CO2 mỗi năm nhưng các khu rừng của chúng tôi lại hấp thụ gấp ba lần lượng khí CO2 này. Có thể nói nước tôi là bể chứa carbon với hơn 4 triệu tấn khí CO2 mỗi năm”, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay nói. Theo BBC, hành động trồng cây phổ biến ở đất nước này. Năm 2015, Bhutan lập kỷ lục Guinness thế giới bằng cách trồng gần 50.000 cây xanh chỉ trong một giờ. Đầu năm 2016, để chào mừng đầy tháng hoàng tử bé của vương quốc, 100.000 người dân Bhutan trồng 108.000 xây xanh, do 108 là con số linh thiêng trong Phật giáo. Chính phủ Bhutan có cái nhìn toàn diện về phát triển đất nước, đo bằng chỉ số “Tổng hạnh phúc quốc gia” (GNH) thay vì “Tổng sản phẩm nội địa” (GDP) như hầu hết quốc gia. Thay vì chỉ ưu tiên cải thiện kinh tế, chỉ số GNH giúp cân bằng với cải thiện xã hội và môi trường. Do đó, Bhutan luôn được nhắc đến là một trong số những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
6 Ngọn núi cao nhất ở Bhutan chưa bị chinh phục?
icon
Hkakabo Razi
icon
Gangkhar Puensum
icon
Kinabalu
Giải thích Gangkhar Puensum với độ cao 7.570m là núi cao nhất thế giới chưa từng bị chinh phục. Theo trang ThoughtCo, đây cũng là núi cao nhất Bhutan, cao thứ 40 thế giới. Tên gọi của nó có nghĩa “đỉnh núi trắng của ba anh em linh thiêng”, theo tiếng Dzongkha - ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Bhutan. Núi nằm trên biên giới giữa Bhutan và Tây Tạng, mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh những cột mốc chính xác. Gangkhar Puensum được khảo sát lần đầu năm 1922. Các cuộc khảo sát sau đó đã đặt vị trí ngọn núi ở những nơi khác nhau với chiều cao không thống nhất. Tuy nhiên, Bhutan chưa từng khảo sát đỉnh núi, cũng như không có hoạt động cứu trợ các nhà thám hiểm. Người dân địa phương xem những ngọn núi là ngôi nhà linh thiêng của các vị thần và các linh hồn. Để thể hiện sự tôn trọng tín ngưỡng và phong tục tập quán của người dân, chính phủ ban lệnh cấm chinh phục những ngọn núi cao hơn 6.000 m vào năm 1994. Trước đó, bốn cuộc leo núi Gangkhar Puensum từng được thực hiện nhưng bất thành. Đến năm 2004, mọi hoạt động leo núi đều bị cấm ở Bhutan, do đó Gangkhar Puensum có thể sẽ giữ vị trí ngọn núi cao nhất chưa từng bị chinh phục trong thời gian dài.
7 Bhutan có mấy sân bay quốc tế?
icon
1
icon
2
icon
3
Giải thích Paro, sân bay quốc tế duy nhất của đất nước nhỏ bé Bhutan nằm giữa dãy Himalaya, ở độ cao 5.500m. Theo Business Insider, độ cao hiểm trở và đường chạy ngắn bất thường khiến việc cất cánh và hạ cánh ở Paro khó khăn bậc nhất thế giới, rất ít phi công đủ khả năng thực hiện. Tuy nhiên, sân bay gần như là cách duy nhất để du khách từ khắp thế giới đến khám phá những ngọn núi hùng vĩ, những tu viện tồn tại hàng trăm năm, biểu hiện của nền văn hóa Phật giáo vẫn luôn được gìn giữ ở vùng đất này.
8 Ở Bhutan người dân bị cấm giết mổ động vật nên họ nhập thực phẩm chính từ nước nào?
icon
Ấn Độ
icon
Nepal
icon
Trung Quốc
Giải thích Ở Bhutan, việc giết mổ động vật luôn bị cho là hành động sai trái và cấm kỵ. Người bản địa không được phép giết mổ động vật, nhưng không có nghĩa họ phải ăn chay hoàn toàn. Người Bhutan vẫn ăn thịt cá nhưng hầu hết loại thực phẩm này được nhập từ Ấn Độ. Việc cấm kỵ giết mổ cũng có nghĩa bạn không được phép giết dù là một con bọ hay côn trùng bò vào phòng khách sạn. Người Bhutan rất thích pho mát cay, đồ uống có cồn.
9 Phụ nữ Bhutan có thể có nhiều hơn một người chồng?
icon
Đúng
icon
Sai
icon
Tùy một số trường hợp
Giải thích Không chỉ đàn ông Bhutan có quyền lấy nhiều vợ mà phụ nữ cũng vậy. Chế độ đa phu đa thê hợp pháp tại Bhutan. Đây là tục lệ từ xa xưa khi con người muốn giữ gìn tài sản trong gia đình họ. Trong một số nền văn hóa, chuyện đàn ông nhiều vợ là bình thường còn phụ nữ có nhiều hơn một chồng lại rất hiếm. Điều này khiến người Bhutan có tư tưởng cởi mở hơn người dân tại các nước phát triển trong quá khứ, những nơi duy trì chế độ một vợ một chồng. Tuy vậy, chế độ đa phu đa thê chỉ còn duy trì ở các nhóm bộ tộc nhỏ ở Bhutan ngày nay.
10 Ngoài cấm giết mổ, hành vi nào sau đây còn bị cho là bất hợp pháp?
icon
Chặt cây, săn bắt động vật
icon
Bán thuốc lá
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Ngoài cấm giết mổ, Bhutan còn quy định bắt buộc đất nước có ít nhất 60% lãnh thổ là rừng. Luật này đồng nghĩa với việc ai chặt cây (trừ khi có sự cho phép đặc biệt) luôn bị phạt nặng, thậm chí có thể vào tù. Bhutan khuyến khích người dân trồng cây để làm chất đốt và vật liệu xây dựng. Câu cá hay săn bắt động vật cũng bị cấm ở đất nước này và có mức phạt tương tự như chặt cây. Tuy nhiên nơi đây vẫn diễn ra những hoạt động đánh bắt cá bí mật vào ban đêm. Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới có lệnh cấm hút thuốc và bán thuốc lá.
(Ngày Nay) - Thủ tướng mong cộng đồng người Việt tại Vân Nam tăng cường thật tốt quan hệ Việt-Trung, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi triển khai cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược.
(Ngày Nay) - Ngày 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30/CT-TTg) đối với các lĩnh vực do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý.
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
(Ngày Nay) - Thời gian qua, đề thi tham khảo Tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, mang lại nhiều bất ngờ và không ít áp lực cho học sinh khối lớp 12.
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
(Ngày Nay) - Chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
(Ngày Nay) - Theo các đại biểu Quốc hội, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của Quân đội là ngành lao động đặc biệt; cũng phù hợp với việc xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh.
(Ngày Nay) - Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá tại các làng nghề của Hà Nội, mở ra cơ hội, hướng phát triển mới, hội nhập sâu rộng với thế giới cho làng nghề Bát Tràng.
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.