Lễ hội này diễn ra vào ngày thứ năm, Kindu (là khoảng thời gian giữa tháng 7 và tháng 8 - khoảng thời gian linh thiêng nhất đối với người Ấn Độ) ở nhiều tỉnh ở Ấn Độ, như Punjab, Maharashtra, Kerala và West Bengal.
Những ngày diễn ra lễ hội, các cô gái đã có chồng thường về thăm cha mẹ. Còn nông dân thì tuyệt đối không ra đồng cày cấy trong ngày này. Vào ngày chính hội, mọi người thức dậy thật sớm, kéo nhau ra sông để tắm rửa sạch sẽ, đây được xem là nghi thức "tẩy uế". Trong khi đó, những người luyện rắn sẽ đi đến từng nhà chúc phúc cho dân làng, đồng thời đây cũng là dịp mọi người được chiêm ngưỡng thần rắn. Ai cũng được mong 1 lần nhìn thấy thần rắn, bởi vì theo quan niệm lâu đời của văn hóa Hindu, nếu được thấy rắn mang bành thì nhất định sẽ gặp may mắn.
Rắn thường được các thầy huấn luyện đặt trong các bình đất nung. Rắn hổ mang chúa được nắm chặt để các tín đồ nhanh chóng tưới sữa bò khắp người chúng, rồi dâng hoa tươi lên thần rắn. Người Ấn Độ quan niệm rằng, đổ sữa lên đầu rắn hổ mang sẽ mang lại điều may mắn và có thể kiếm được thật nhiều tiền.
Sau khi đã tới cầu chúc cho dân làng, thấy huấn luyện rắn cùng dân làng rước bình rắn về đền thờ nữ thần may mắn Amba để tiến hành nghi thức hành lễ.
Sau khi phần lễ kết thúc, phần hội của Naga Panchami được bắt đầu trong sự náo nhiệt của đám đông. Đây cũng là khoảnh khắc mà trẻ em Ấn Độ mong đợi nhất, vì chúng được thỏa thích chơi đùa với những con rắn mang bành mà không hề có ý nghĩ rằng chúng là những sinh vật cực độc.
Trong lễ hội này, những thầy luyện rắn không ngại ngần dành cho chúng những nụ hôn và sự âu yếm, cảnh tượng này sẽ khiến nhiều người phải rùng mình. Họ thường dùng một loại nhạc cụ truyền thống để điều khiển rắn mang bành lắc lư theo các điệu nhạc.
Theo quan niệm của đạo Hindu, nhìn thấy rắn hổ mang là một điều may mắn và dấu hiệu cho thấy tương lai hạnh phúc, ăm ắp tiền tài. Họ cũng cho rằng những người được hôn những chú rắn này sẽ được may mắn cả năm.